Giáo án PTNL bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy: .................
Tiết số: .................

Bài 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN
VÀ GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.
+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
+ HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng:
+ Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
+ Tổng hợp kiến thức
+ Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- T¬ranh phóng to H 34.1 ; 34.3 SGK
- Tài liệu về hiện tượng thoái hoá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Kiểm tra theo sụ chuẩn bị của HS: Tìm Ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
- HS nêu Ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ khô.....
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: I.TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
Mục tiêu cần đạt:
- HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
- Từ đó nêu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
? Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được hiểu như thế nào ?
? Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá

? Thế nào là thoái hoá
? Giao phối gần là gì

- GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích H 34.3 phóng to.
- GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức. - HS nghiên cứu SGK
- QS H 34.1 và 34.2
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
+ Chỉ ra hiện tượng thoái hoá
+ Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.

- HS dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức.
+ Các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.
- Đại diện nhóm trình bày trên H 34.3 các nhóm khác theo dõi nhận xét. I.HIỆN TƯỢNG THOÁ IHÓA
a) Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
- Ở thực vật: cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao giảm, bắp dị dạng hạt ít.
- Ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
* Lí do thoái hoá:
+ Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
+ Ở động vật: do giao phối gần.
b) Khái niệm:
- Thoái hoá: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm
- Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt động 2: II.TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
Mục tiêu cần đạt: HS giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ dị hợp biến đổi như thế nào ?
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá
(GV giải thích H 34.3 màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn) - HS nghiên cứu SGK và H 34.3 ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được :
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm (tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau)
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+ Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện. II.NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA:
* Kết luận:
Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 3: III.VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG
Mục tiêu cần đạt: HS chỉ ra đ¬ược vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1: GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?

*(GV nhắc lại khái niệm thuần chủng, dòng thuần ...)
B2: GV giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
(GV lưu ý: nội dung trừu tượng nên lấy Ví dụ cụ thể để giải thích cho HS dễ hiểu) - HS nghiên cứu SGK và tư liệu GV cung cấp trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử
+ Xuất hiện tính trạng xấu
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng
- HS trình bày lớp nhận xét. III.VAI TRÒ CỦA PP.TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG:
* Kết luận :
Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
+ Cũng cố đặc tính mong muốn
+ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì?
Giải thích nguyên nhân?
4. Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- GV mở rộng thêm: ở 1 số loài động vật , thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
5. Dặn dò:
1. Học bài, trả lời câu hỏi SGK
2. Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.