Giáo án VNEN bài: Đột biến gen (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đột biến gen (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 22: ĐỘT BIẾN GEN (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Trả lời được “Đột biến là gì ?”, “Thể đột biến là gì ?”, “Đột biến gen là gì ?”.
 Nêu nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của đột biến gen.
 Nêu được vai trò của đột biến gen trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kĩ năng
 Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá thông qua kênh hình, kênh chữ.
 Vận dụng kiến thức trong phòng chống ung thư, sử dụng các đột biến tự nhiên, nhân tạo có lợi cho sinh vạt và cho con người.
3. Thái độ
 Tăng thêm ý thức bảo vệ sức khoẻ, ứng xử với vật nuôi, cây trồng biến đổi gen.
4. Năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
 Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
 Khái niệm về đột biến gen, các dạng đột biến gen
 Nguyên nhân phát sinh và các loại đột biến gen
 Vai trò của đột biến gen
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 Kế hoạch bài học, hình 22.1- 22.3, phiếu học tập.
 Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
 Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
 Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
 Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
Trả lời các câu hỏi thứ hai trong HĐ khởi động SHDH trang 114.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
Chất độc da cam (Agent Orange – Tác nhân da cam) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Mĩ sử dụng trong thời kì chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971. Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hoá học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 1: Nguyên nhân phát sinh và các loại đột biến gen
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
+ Các loại đột biến gen.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
III. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ CÁC LOẠI ĐỘT BIẾN GEN.
Nguyên nhân:
+ Trong đk tự nhiên: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm)
+ Trong thực nghiệm: gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học.
Các loại đột biến gen:
- Đột biến giao tử.
- Đột biến tiền phôi.
- Đột biến xôma.
Hoạt động 2: Vai trò của đột biến gen
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi:
+ Nêu vai trò của đột biến gen.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức IV. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN
- Đa số đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Một số đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật và con người.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân,
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt cá nhân trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao nói đa số đột biến gen là có hại?
Câu 2: Bài tập trắc nghiệm:
Một gen có A = 600 Nu;
G = 900Nu. Đã xảy ra đột biến gì trong các trường hợp sau:
a. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 601 Nu; G = 900 Nu
b. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 901 Nu
c. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 900 Nu
Biết rằng đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Vì chúng đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.
Câu 2:
a, Thêm cặp A-T.
b, Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
c, Mất cặp A-T.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi 2 ở phần HĐ vận dụng trong SHDH trang 118
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân đọc đoạn thông tin ở phần HĐ tìm tòi mở rộng trang 119.
- Tìm VD về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người gây ra. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.