Giáo án VNEN bài: Kiểm tra 1 tiết (Chủ đề 5)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Kiểm tra 1 tiết (Chủ đề 5). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Kiểm tra kiến thức của HS chủ đề 5, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.
2. Kĩ năng
 Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
3. Thái độ
 Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
4. Năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
 Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ , NL tính toán, NL phân tích, NL vận dụng, NL tri thức sinh học,.
 Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 Ma trận, đề, đáp án biểu điểm.
2. Học sinh
 Ôn tập kiến thức của chủ đề 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ma trận chi tiết
Ma trận (đề 48% TN, 52% TL)

Chủ đề/ Chuẩn KTKN Các mức độ cần đánh giá

Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 22: Đột biến gen
- Trình bày được đột biến, đột biến gen là gì.
-Vẽ sơ đồ tư duy nêu tên các loại đột biến.
- Lấy được ví dụ cụ thể về đột biến gen trong thực tế ở SV
- Vận dụng được kiến thức đã học để tính được số nu sau đột biến Câu
1
0,4đ
4% Câu 13

20% Câu
2,8
0,8đ
8% Câu
4
3,2đ
32%
Bài 23: Đột biến cấu trúc NST
- Trình bày được đột biến NST là gì.
- Trình bày được đột biến NST
- Hiểu được nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST
- Mô tả được các dạng đột biến cấu trúc NST
- Phân biệt được cơ chế của các dạng đột biến cấu trúc NST
- Áp dụng được vai trò của đột biến cấu trúc trong thực tiễn
Câu
10
0,4đ
4%

Câu
11
0,4đ
4%

Câu
14
1,5đ
20% Câu
3
0,4đ
4% Câu
4
2,7đ
27%
Bài 24: Đột biến số lượng NST
- Trình bày được thể dị bội là gì?
- Phân biệt được sự khác nhau đột biến thể dị bội và thể đa bội?
- Vận dụng kiến thức đột biến số lượng NST để tính số chiếc, cặp NST.
- So sáng được đột biến NST với đột biến gen
-Lấy được ví dụ cụ thể về đột biến số lượng NST trong thực tế ở SV Câu
4
0,4đ
4%

Câu
12
0,4đ
4%
Câu
15
1,7đ
20% Câu
5,6,7
1,2đ
12
% Câu
9
0,4đ
8% Câu
7
4,1đ
41%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ 3
1,2đ
12% 1

20% 2
0,8đ
8%
2
3,2đ
40%
4
1,6đ
16%
3
1,2đ
12% 13
10
100%

2. Bảng mô tả
CHỦ ĐỀ CÂU MÔ TẢ
Chủ đề 5
Đột biến 1 Nhận biết: Được đột biến, đột biến gen là gì.
2 Vận dụng: Lấy được ví dụ cụ thể về đột biến gen trong thực tế ở SV.
3 Vận dụng : được vai trò của đột biến cấu trúc trong thực tiễn.
4 Nhận biết: Được thể dị bội là gì?
5 Vận dụng: Kiến thức đột biến số lượng NST để tính số chiếc, cặp NST.
6 Vận dụng: Kiến thức đột biến số lượng NST để tính số chiếc, cặp NST.
7 Vận dụng: Kiến thức đột biến số lượng NST để tính số chiếc, cặp NST.
8 Vận dụng: Kiến thức đột biến số lượng NST để tính số chiếc, cặp NST.
9 Vận dụng: Lấy được ví dụ cụ thể về đột biến số lượng NST trong thực tế ở SV
10 Nhận biết: Được đột biến NST là gì?
11 Thông hiểu: Phân biệt được cơ chế của các dạng đột biến cấu trúc NST
12 Thông hiểu: So sáng được đột biến NST với đột biến gen
11 Nhận biết: - Đột biến gen là gì ?
- Vẽ sơ đồ tư duy nêu tên các loại đột biến.
12 Thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST. Mô tả được các dạng đột biến cấu trúc NST
13 Thông hiểu: Phân biệt được sự khác nhau đột biến thể dị bội và thể đa bội?
4. Đề bài
Mã đề 1
I- Trắc nghiệm (4,8đ). Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Đột biến gen là gì?
A. Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền (ADN, NST).
B. Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
C. Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.
D. Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó của cơ thể bị thay đổi.
Câu 2: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do loại đột biến nào gây ra?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến thể dị bội.
D. Đột biến thể đa bội.
Câu 3 : Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?
A. Lặp đoạn giữa trên NST số 23
B. Mất đoạn đầu trên NST số 21
C. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
D. Đảo đoạn trên NST giới tính X
Câu 4: Thế nào là hiện tượng dị bội thể:
A. Là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc 1 số cặp NST.
B. Là hiện tượng tăng số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
C. Là hiện tượng giảm số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
D. Là hiện tượng tăng toàn bộ số lượng các cặp NST.
Câu 5: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là bao nhiêu?
A. 47 chiếc NST. B. 45 chiếc NST.
C. 45 cặp NST. D. 47 cặp NST.
Câu 6: Bộ NST của một loài sinh vật có 2n = 24. Số lượng NST ở thể tam bội của loài đó là bao nhiêu?
A. 36 B. 72 C. 27 D. 48
Câu 7: Bộ NST của một loài sinh vật có 2n = 18. Số lượng NST ở thể tứ bội của loài đó là bao nhiêu?
A. 72. B. 27. C. 36.. D. 45.
Câu 8: Một gen cấu trúc chứa 90 vòng xoắn và 20% số nucleotit loại A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là :
A. A = T = 359, G = X = 541. B. A = T = 361, G = X = 539.
C. A = T = 360, G = X = 540. D. A = T = 359, G = X = 540.
Câu 9: Thể đa bội không tìm thấy ở:
A. Đậu Hà Lan. B. Cà độc dược. C. Rau muống. D. Người.
Câu 10: Đột biến NST là gì?
A. Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền(ADN, NST).
B. Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
C. Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.
D. Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó. của cơ thể bị thay đổi.
Câu 11: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi
A. Lặp đoạn. B. đảo đoạn.
C. mất đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 12: Giống nhau giữa đột biến NST với đột biến gen là:
A. Tác động trên một cặp nuclêôtit của gen.
B. Xảy ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN.
C. Làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào.
D. Làm thay đổi số lượng NST.
II- Tự luận
Câu 13: (2đ) Đột biến là gì? Vẽ sơ đồ tư duy nêu tên các loại đột biến đã học?
Câu 14: (1,5đ) Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh và các dạng đột biến cấu trúc NST?
Câu 15: (1,7đ) Trình bày sự khác nhau đột biến thể dị bội và thể đa bội?
Mã đề 2
I- Trắc nghiệm (4,8đ). Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Một gen cấu trúc chứa 90 vòng xoắn và 20% số nucleotit loại A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là
A. A = T = 359, G = X = 541. B. A = T = 361, G = X = 539.
C. A = T = 360, G = X = 540. D. A = T = 359, G = X = 540.
Câu 2: Đột biến gen là gì?
A. Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
B. Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.
C. Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền(ADN, NST).
D. Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó của cơ thể bị thay đổi.
Câu 3: Thể đa bội không tìm thấy ở:
A. Đậu Hà Lan. B. Cà độc dược.
C. Rau muống. D. Người.
Câu 4: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?
A. Mất đoạn đầu trên NST số 21.
B. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23.
C. Lặp đoạn giữa trên NST số 23.
D. Đảo đoạn trên NST giới tính X.
Câu 5: Bộ NST của một loài sinh vật có 2n = 18. Số lượng NST ở thể tứ bội của loài đó là bao nhiêu?
A. 72. B. 45. C. 36. D. 27.
Câu 6: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi
A. Lặp đoạn. B. mất đoạn. C. chuyển đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 7: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do loại đột biến nào gây ra?
A. Đột biến thể đa bội. B. Đột biến thể dị bội.
C. Đột biến gen. D. Đột biến cấu trúc NST.
Câu 8: Thế nào là hiện tượng dị bội thể:
A. Là hiện tượng giảm số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
B. Là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc 1 số cặp NST.
C. Là hiện tượng tăng toàn bộ số lượng các cặp NST.
D. Là hiện tượng tăng số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
Câu 9: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là bao nhiêu?
A. 45 cặp NST. B. 47 chiếc NST. C. 45 chiếc NST. D. 47 cặp NST.
Câu 10: Giống nhau giữa đột biến NST với đột biến gen là:
A. Tác động trên một cặp nuclêôtit của gen.
B. Xảy ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN.
C. Làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào.
D. Làm thay đổi số lượng NST.
Câu 11: Đột biến NST là gì?
A. Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền(ADN, NST).
B. Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
C. Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.
D. Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó. của cơ thể bị thay đổi.
Câu 12: Bộ NST của một loài sinh vật có 2n= 24. Số lượng NST ở thể tam bội của loài đó là bao nhiêu?
A. 27. B. 36. C. 48. D. 72.
II- Tự luận (5,2đ)
Câu 13: (2đ) Đột biến là gì? Vẽ sơ đồ tư duy nêu tên các loại đột biến đã học?
Câu 14: (1,5đ) Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh và các dạng đột biến cấu trúc NST?
Câu 15: (1,7đ) Trình bày sự khác nhau đột biến thể dị bội và thể đa bội?
Mã đề 3
I- Trắc nghiệm (4,8đ). Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Đột biến gen là gì?
A. Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
B. Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.
C. Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền(ADN, NST).
D. Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó của cơ thể bị thay đổi.
Câu 2: Thế nào là hiện tượng dị bội thể:
A. Là hiện tượng giảm số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
B. Là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc 1 số cặp NST.
C. Là hiện tượng tăng số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
D. Là hiện tượng tăng toàn bộ số lượng các cặp NST.
Câu 3: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi
A. Lặp đoạn. B. mất đoạn. C. chuyển đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 4: Bộ NST của một loài sinh vật có 2n = 18. Số lượng NST ở thể tứ bội của loài đó là bao nhiêu?
A. 72. B. 45. C. 27. D. 36.
Câu 5: Đột biến NST là gì?
A. Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.
B. Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó. của cơ thể bị thay đổi.
C. Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
D. Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền(ADN, NST).
Câu 6: Một gen cấu trúc chứa 90 vòng xoắn và 20% số nucleotit loại B. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là :
A. A = T = 361, G = X = 539.
B. A = T = 359, G = X = 541.
C. A = T = 360, G = X = 540.
D. A = T = 359, G = X = 540.
Câu 7: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?
A. Đảo đoạn trên NST giới tính X.
B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23.
C. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23.
D. Mất đoạn đầu trên NST số 21.
Câu 8: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là bao nhiêu?
A. 45 cặp NST. B. 45 chiếc NST. C. 47 chiếc NST. D. 47 cặp NST.
Câu 9: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do loại đột biến nào gây ra?
A. Đột biến gen. B. Đột biến thể dị bội.
C. Đột biến thể đa bội. D. Đột biến cấu trúc NST.
Câu 10: Thể đa bội không tìm thấy ở:
A. Cà độc dược. B. Đậu Hà Lan. C. Rau muống. D. Người.
Câu 11: Bộ NST của một loài sinh vật có 2n= 24. Số lượng NST ở thể tam bội của loài đó là bao nhiêu?
A. 27. B. 36. C. 48. D. 72.
Câu 12: Giống nhau giữa đột biến NST với đột biến gen là:
A. Tác động trên một cặp nuclêôtit của gen.
B. Xảy ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN.
C. Làm thay đổi cấu trúc di truyền trong tế bào.
D. Làm thay đổi số lượng NST.
II- Tự luận(5,2đ)
Câu 13: (2đ) Đột biến là gì? Vẽ sơ đồ tư duy nêu tên các loại đột biến đã học?
Câu 14: (1,5đ) Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh và các dạng đột biến cấu trúc NST?
Câu 15: (1,7đ) Trình bày sự khác nhau đột biến thể dị bội và thể đa bội?
4. Đáp án và hướng dẫn chấm.
I-Trắc nghiêm: Mỗi câu đúng được 0,4đ
Mã đề 1

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B A B A A A C A D C B C
Mã đề 2

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A A D A D D C B B C C B
Mã đề 3
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B D D A B D C A D B C
II- Tự luận (5,2đ)
Câu 13: (2đ)
- Trình bày được đột biến là gì?. (0,5đ)
-Vẽ sơ đồ tư duy (1,5đ)
Câu 14: (1,5đ)
- Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học làm biến đổi cấu trúc NST, làm thay đổi sô lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật. (0.5đ)
- Cơ chế: Do sự nhân đôi bất thường của NST (rối loạn trong trao đổi chất nội bào). (0.5đ)
- Có 3 dạng đột biến cấu trúc NST….(0,5đ)
Câu 15: (1,7đ)
Dấu hiệu so sánh Thể dị bội Thể đa bội
Khái niệm Thay đổi số lượng liên quan đến một hay một số cặp NST nào đó. Thay đổi số lượng liên quan đến toàn bộ bộ NST của loài, tế bào có số NST là bội số n.
Bộ NST 2n + 1, 2n – 1, 2n – 2, 2n + 2, 3n, 4n, 5n, ...
Cơ chế hình thành Sự không phân li của một hoặc vài cặp NST trong phân bào. Sự không phân li của toàn bộ các cặp NST trong phân bào.
Đặc điểm cơ thể – Có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật và thực vật).
– Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra các bệnh hiểm nghèo. – Thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu được ứng dụng và phổ biến ở thực vật.
– Thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt.
IV. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SỐ ĐIỂM
V. NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.