Giáo án VNEN bài: Giới thiệu về di truyền học

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Giới thiệu về di truyền học. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 14: GIỚI THIỆU VỀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Trả lời được câu hỏi: Thế nào là di truyền? Thế nào là biến dị?
 Giải thích được vì sao các cá thể của mỗi loài sinh vật có sự giống nhau và khác nhau, vì sao các loài sinh vật khác nhau.
 Trình bày được đối tượng, nội dung nghiên cứu của Di truyền học.
 Đánh giá được vai trò và những đóng góp của Di truyền học đối với các lĩnh vực khoa học khác và với thực tiễn.
2. Kĩ năng
 Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và phát triển tư duy logic.
3. Thái độ
 Thêm hứng thú trong việc tìm hiểu thế giới sinh vật, có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên.
4. Năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể .
 Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
 Khái niếm di truyền, biến dị và mối quan hệ giữa di truyền và biến dị
 Di truyền học
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 Bài soạn, Hình 14.1.
 Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
 Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
 Dạy học theo nhóm
 Nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật dạy học
 Giao nhiệm vụ,
 Kĩ thuật công não
 Kĩ thuật khăn trải bàn
 Kĩ thuật đặt câu hỏi.
I. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Quan sát hình 14.1, nghiên cứu hiện tượng thực tế con cái giống ông bà,bố mẹ.
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH trang 75.
HS: Quan sát hình sau đó trả lời câu hỏi trang 75.
+ Đại diện nhóm báo cáo,các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
+ Tên thường gọi là chó, mèo, chúng không thuộc cùng một loài.
+ Chúng có màu sắc khác nhau,...
+ Đó là do di truyền.
+ Di truyền học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 1: Di truyền và biến dị
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi trong mục I.1 SHDH trang 76.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
+ Con sinh ra giống bố mẹ
+ Mắt giống bố
GV: nhận xét, chốt kiến thức
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
+ Nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi trong mục I.2 SHDH trang 76.
HS: hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
+ Một số cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
+ Con sinh ra khác với bố mẹ.
+ Bố mẹ có tóc xoăn con có tóc thẳng.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nghiên cứu ví dụ và trả lời câu hỏi trong SHDH trang 76.
HS: hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một nhóm trình bày kết quả hoạt động trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
+ Thu được hạt màu xanh, hạt màu vàng.
+ Không phải là 2 hiện tượng loại trừ nhau, vì chúng gắn liền nhau trong quá trình sinh sản.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1. Khái niệm di truyền

* Di truyền là hiện tượng con cháu giống bố mẹ, tổ tiên về những đặc điểm của cơ thể.

2. Khái niệm biến dị
* Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều đặc điểm của cơ thể.

3. Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị
* Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
Hoạt động 2: Di truyền học
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nghiên cứu thông tin trong SHDH trang 76.
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH trang 76.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
+ Giải thích các hiện tượng thuộc về di truyền.
+ Chứng minh huyết thống
+ Có vai trò quan trọng về lí thuyết, có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức II. DI TRUYỀN HỌC
Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn trong khoa học chọn giống, y học và đặc biệt trong công nghệ sinh học hiện đại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH trang 77.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
Bài 2:
VD di truyền:
Bố tóc quăn  con tóc quăn
VD biến dị:
Bố tóc quăn x Mẹ tóc quăn
 Con tóc thẳng
Bài 3: Phải có sinh sản mới có di truyền,biến dị.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi ở phần HD vận dụng trong SHDH trang 77.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi ở phần HD vận dụng trong SHDH trang 77.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.