Giáo án PTNL bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống (Đọc thêm)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống (Đọc thêm). Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy: .................
Tiết số: .................

Bài 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
TRONG CHỌN GIỐNG (đọc thêm)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS trình bày được :
+ Sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
+ Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến. Việc bảo vệ môi trường...
- HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng:
+ Nghiên cứu thông tin và phát hiện kiến thức.
+ Kĩ năng so sánh tổng hợp.
+ Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.
+ Tạo lòng yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu học tập: Tìm hiểu tác nhân vật lí gây đột biến.
Tác nhân Tiến hành Kết quả Ứng dụng
Tia phóng xạ  ,  ,  ...
Tia tử ngoại
Sốc nhiệt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là đột biến? Đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn?
- Tại sao Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam?
3. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV giới thiệu tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học.
Giống táo má hồng đã được xử lí bằng hoá chất NMU từ giống táo Gia Lộc (Hải Dương) cho 2 vụ một năm quả tròn ngọt, dòn thơm phía bên má khi chín có sắc tím hồng.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ
MĐCĐ: HS trình bày được phương pháp , kết quả và ứng dụng của tác nhân vật lí khi sử dụng để gây đột biến.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1: Hoàn thành nội dung phiếu học tập
+ Trả lời câu hỏi:
? Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến
? Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ
B2: GV chữa bài bằng cách kẽ phiếu lên bảng các nhóm ghi nội dung.
B3: GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng, các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung.

* Kết luận : Nội dung trong phiếu học tập.

Phiếu học tập:
Tác nhân Tiến hành Kết quả ứng dụng
Tia phóng xạ  ,  ,  ... - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô (xuyên sâu)
- Tác động lên ADN - Gây đột biến gen
- Chấn thương gây đột biến ở NST - Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinhtrưởng
- Mô TV nuôi cấy
Tia tử ngoại - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô (xuyên nông) - Gây đột biến gen - Xử lí vi sinh vật bào tử và hạt phấn
Sốc nhiệt - Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột - Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng
- Tổn thương thoi phân bào rối loạn phân bào
- Đột biến số lượng NST - Gây hiện tượng đa bội thể ở một số cây trồng.
Hoạt động 2: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HOÁ HỌC
MĐCĐ: HS nắm được phương pháp và kết quả của tác nhân hoá học gây đột biến. Lưu ý dến vấn đề bảo vệ môi trường...
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu trả lời câu hỏi mục  SGK
B2: GV nhận xét giúp học sinh hoàn thiện kiến thức.
- Kỹ thuật gây đột biến bằng các nhân vật lý và hóa học có ảnh hưởng gì đến việc bảo vệ môi trường ? Ví dụ. - HS nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- HS tổng hợp kiến thức.
+ Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtít, mất cặp nuclêôtít, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc. * Kết luận :
- Hoá chất: EMS, NMU, NEU. cônsixin.
- Phương pháp:
+ Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hoá chất, tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ, tẩm dung dịch vào bầu nhuỵ ...

Hoạt động 3: SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
MĐCĐ: - HS chỉ ra được việc sử dụng các thể đột biến nhân tạo trong việc chọn
giống đối với các nhóm sinh vật khác nhau.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1: GV định hướng trước cho học sinh sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
+ Chọn giống vi sinh vật
+ Chọn giống cây trồng
+ Chọn giống vật nuôi
B2: GV nêu câu hỏi:
? Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào ? Tại sao
? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi.
B3: GV nhận xét và giúp học sinh hoàn thiện kiến thức. - HS nghiên cứu SGK kết hợp với các tư liệu sưu tầm, ghi nhớ kiến thức.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
Yêu cầu :
+ Nêu đặc điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở vi sinh vật, thực vật
+ Đưa ra Ví dụ
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS đưa ra Ví dụ
+ Xử lí bào tử nấm Penicillium bằng tia phóng xạ tạo được chủng Penicillium có hoạt tính Penicilin tăng gấp 200 lần
(sản xuất kháng sinh)
+ Giống táo má hồng đã được xử lí bằng hoá chất NMU từ giống táo Gia Lộc (Hải Dương) cho 2 vụ một năm quả tròn ngọt, dòn thơm phía bên má khi chín có sắc tím hồng
+ Sử dụng đa bội ở cây dâu tằm, dương liễu tạo giống cây trồng đa bội có năng suất cao. a) Trong chọn giống vi sinh vật:
(Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc)
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất vắc xin.
b) Trong chọn giống cây trồng.
- Chọn các đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
- Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng
c) Đối với vật nuôi
- Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp
- Các động vật bậc cao: cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá.
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS đọc kết luận trong SGK.
5. Vận dụng, mở rộng: Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào và tiến hành như thế nào ?
6. Dặn dò:
1.Học bài, trả lời câu hỏi SGK
2.Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa giống.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.