Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Văn bản "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu" được viết trong thời gian nào?

  • A. Trước năm 1925
  • B. Trong năm 1925
  • C. Từ năm 1922-1925
  • D. Sau năm 1925

Câu 2: Truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Ái Quốc
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Phạm Duy Tốn
  • D. Va-ren

Câu 3: nhân vật trung tâm của văn bản "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu" là

  • A. Phan Bội Châu
  • B. Varen
  • C. Varen và Phan Bội Châu
  • D. Là người lính dõng An Nam

Câu 4: Qua ngôn ngữ của mình, tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào?

  • A. Là một con người có nhân có nghĩa.
  • B. Là vị quan Toàn quyền có trách nhiệm với nhân dân ở nước thuộc địa.
  • C. Là người biết giữ lời hứa.
  • D. Là một tên quan lố bịch và bất lương.

Câu 5: Với hình thức và thái độ đối xử là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào ?

  • A. Không dễ làm quen với người ngoại quốc.
  • B. Căm phẫn vì phải ngồi tù.
  • C. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường.
  • D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren.

Câu 6: Văn bản "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu " được in đầu tiên trên báo nào?

  • A. Lao động
  • B. Người cùng khổ
  • C. Người lao động
  • D. Thợ thuyền

Câu 7: Nội dung truyện là sự tưởng tượng được bố trí theo trình tự cuộc hành trình của Varen từ Pháp sang Việt Nam. Đúng hay sai?

  • A. Sai
  • B. Đúng

Câu 8: Để khắc hoạ tính cách của Va-ren, tác giả đã dành một khối lượng từ ngữ miêu tả như thế nào ?

  • A. Khối lượng từ ngữ hầu như không có gì.
  • B. Khối lượng từ ngữ tương đối lớn.
  • C. Khối lượng từ ngữ vừa phải.
  • D. Khối lượng từ ngữ lớn.

Câu 9: ý nghĩa chính của lời ‘‘tái bút” trong tác phẩm này là gì?

  • A. Làm tác phẩm gần gũi như một bức thư.
  • B. Thể hiện sự giễu cợt của Phan Bội Châu với Va-ren.
  • B. Nâng cấp thái độ, tính cách của Phan Bội Châu trước kẻ thù : không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.
  • D. Thể hiện sự giễu cợt của anh lính dõng An Nam với Va-ren.

Câu 10: Truyện “Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu có đặc điểm gì?

  • A.Một tác phẩm ghi chép sự thật.
  • B.Một bài văn nghị luận chứng minh.
  • C.Một bài văn phát biểu cảm nghĩ.
  • D. Một tác phẩm hư cấu.

Câu 11: Ngôn ngữ của Va-ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ độc thoại.
  • B Ngôn ngữ đối thoại.
  • C. Ngôn ngữ biểu cảm.
  • D. Ngôn ngữ miêu tả.

Câu 12: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản là

  • A. Lời văn sâu sắc hóm hỉnh
  • B.Kết truyện hiện đại
  • C. Đối lập, tương phản
  • D. Tất cả đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.