Trắc nghiệm vật lý 12 bài 38: Phản ứng phân hạch

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 38: Phản ứng phân hạch. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Chọn câu sai:
Những điều kiện cần có để tạo nên phản ứng hạt nhân dây chuyền là gì?

  • A. Phải có nguồn tạo notron
  • B. Sau mỗi phân hạch, số n giải phóng phải lớn hơn hoặc bằng 1
  • C. Nhiệt độ phải đưa lên cao
  • D. Lượng nhiên liệu (urani, plutôin) phải đủ lớn

Câu 2: Chọn í sai. Cho phản ứng hạt nhân: $n+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{Z1}^{A1}\textrm{X}+_{Z2}^{A2}\textrm{Y}+k_{0}^{1}\textrm{n}$. Phản ứng này

  • A. toả năng lượng và gọi là phản ứng phân hạch
  • B. xảy ra khi hạt U bắt notron và chuyển sang trạng thái kích thích
  • C. có thể dùng hạt proton để thay thế hạt notron trong việc đưa hạt U lên trạng thái kích thích
  • D. toả năng lượng chủ yếu ở động năng của các mảnh X và Y

Câu 3: Tìm phát biểu sai. Phản ứng phân hạch $_{̣92}^{235}\textrm{U}$ có đặc điểm

  • A. số nơtron tạo ra sau phản ứng nhiều hơn nơtron bị hấp thụ
  • B. phản ứng tỏa năng lượng
  • C. xảy ra theo phản ứng dây chuyền nếu có một lượng $_{̣92}^{235}\textrm{U}$ đủ lớn
  • D. quá trình phân hạch là do proton bắn phá hạt nhân urani

Câu 4: Khi $_{̣92}^{238}\textrm{U}$ bị bắn phá bởi các nơtron chậm, nó hấp thụ một hạt nơtron rồi sau đó phát ra hai hạt β-. Kết quả là tạp thành hạt nhân

  • A. $_{̣92}^{236}\textrm{U}$     
  • B. $_{̣91}^{240}\textrm{Pa}$
  • C. $_{̣94}^{239}\textrm{Pu}$     
  • D. $_{̣90}^{239}\textrm{Th}$

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hạch?

  • A. $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
  • B. $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
  • C. $_{9}^{19}\textrm{F}+_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{8}^{16}\textrm{0}+_{1}^{2}\textrm{He}$
  • D. $_{92}^{235}\textrm{U}+n\rightarrow _{42}^{95}\textrm{Mo}+_{57}^{139}\textrm{La}+2n+7e$

Câu 6: Hệ số nơtron

  • A. tỉ lệ với công suất tỏa nhiệt của lò phản ứng hạt nhân
  • B. trong bom nguyên tử và trong lò phản ứng hạt nhân khi hoạt động đều lớn hơn 1
  • C. trong bom nguyên tử và trong lò phản ứng hạt nhân khi hoạt động có giá trị nhỏ hơn 1
  • D. lớn hơn 1 trong bom nguyên tử và bằng 1 trong lò phản ứng hạt nhân.

Câu 7: Trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động bình thường hiện nay, phản ứng nào xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân của nhà máy để cung cấp năng lượng cho nhà máy hoạt động?

  • A. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức vượt giới hạn
  • B. Phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát
  • C. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức tới hạn
  • D. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức dưới hạn

Câu 8: Trong phản ứng vỡ hạt nhân urani $^{235}\textrm{U}$, năng lượng trung bình tỏa ra trong mỗi phân hạch là E = 200 MeV. Biết số Avôgađrô $N_{A}=6,022.10^{23} mol^{-1}$. Một nhà máy điện nguyên tử có công suất 5000 MW, hiệu suất 25%, lượng nhiên liệu urani nhà máy tiêu thụ hàng năm là

  • A. 3640 kg     
  • B. 3860 kg
  • C. 7694 kg     
  • D. 2675 kg

Câu 9: Một phản ứng phân hạch : $_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{53}^{139}\textrm{I}+_{39}^{94}\textrm{Y}+3\left (_{0}^{1}\textrm{n}  \right )$. Biết các khối lượng : $^{235}\textrm{U} = 234,99332$u; $^{139}\textrm{I} = 138,897000$u ; $^{94}\textrm{Y} = 93,89014$u ; $1u = 931,5 MeV/c^{2}$; $m_{n} = 1,00866$u. Năng lượng tỏa ra kho phân hạch một hạt nhân $^{235}\textrm{U}$ là

  • A. 168,752 MeV     
  • B. 175,923 MeV
  • C. 182,157 MeV     
  • D. 195,496 MeV 

Câu 10: Phản ứng phân hạch $_{̣92}^{235}\textrm{U}$ không có đặc điểm

  • A. số nơtron tạo ra sau phản ứng nhiều hơn nơtron bị hấp thụ
  • B. phản ứng tỏa năng lượng
  • C. có thể xảy ra theo kiểu phản ứng dây truyền
  • D. có 2 đến 3 proton sinh ra sau mỗi phản ứng

Câu 11: Đồng vị có thể phân hạch khi hấp thụ notron chậm là

  • A. $_{92}^{238}\textrm{U}$
  • B. $_{92}^{234}\textrm{U}$
  • C. $_{92}^{235}\textrm{U}$
  • D. $_{92}^{239}\textrm{U}$

Câu 12: Vật liệu có thể đóng vào trò “chất làm chậm” tốt nhất đối với nơtron là

  • A. kim loại nặng     
  • B. than chì
  • C. khí kém     
  • D. bê tông

Câu 13: Trong phản ứng phân hạch urani 235U, năng lượng trung bình tỏa ra khi một hạt nhân bị phân hạch là 200 MeV. Khi 1 kg $^{235}\textrm{U}$ phân hạch hoàn toàn thì tỏa ra năng lượng là

  • A. $8,21.10^{13}$ J     
  • B. $4,11.10^{13}$ J
  • C. $5,25.10^{13}$ J     
  • D. $6,23.10^{21}$ J

Câu 14: Chọn phát biểu sai:

  • A. năng lượng phân hạch toả ra chủ yếu ở dạng động năng các mảnh.
  • B. quá trình phân hạch hạt X là không trực tiếp mà hạt X phải qua trạng thái kích thích
  • C. năng lượng toả ra từ lò phản ứng hạt nhân thay đổi theo thời gian
  • D. các sản phẩm của phân hạch $_{92}^{235}\textrm{U}$ là những hạt nhân chứa nhiều notron và phóng xạ $\beta ^{-}$

Câu 15: Trong các phản ứng hạt nhân sau, phản ứng nào thu năng lượng?

  • A. $_{92}^{235}\textrm{U}+n\rightarrow _{42}^{95}\textrm{Mo}+_{57}^{139}\textrm{La}+2n$
  • B. $_{6}^{12}\textrm{C}+\gamma \rightarrow 3(_{2}^{4}\textrm{He})$
  • C. $_{88}^{226}\textrm{Ra}\rightarrow _{86}^{222}\textrm{Rn}+_{2}^{4}\textrm{He}$
  • D. $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{T}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+n$

Câu 16: Trong sự phân hạch của hạt nhân $_{92}^{235}\textrm{U}$, gọi s là hệ số nhân notron. Phát biểu nào sau đây là đúng

  • A. Nếu s<1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng toả ra tăng nhanh
  • B. Nếu s>1 thì phản ứng phân hạch duy trì và có thể gây nên bùng nổ
  • C. Nếu s>1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
  • D. Nếu s=1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra

Câu 17: Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng?

  • A. $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
  • B. $_{2}^{4}\textrm{H}+_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{8}^{17}\textrm{O}+_{1}^{1}\textrm{p}$
  • C. $_{6}^{14}\textrm{C}\rightarrow _{7}^{14}\textrm{He}+_{0}^{-1}\textrm{e}$
  • D. $4_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+2_{+1}^{0}\textrm{e}^{+}$

Câu 18: Năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch chủ yếu ở dạng

  • A. quang năng     
  • B. năng lượng nghỉ
  • C. động năng         
  • D. hóa năng

Câu 19: Một phản ứng phân hạch của U235 là: $_{92}^{235}\textrm{U}+n\rightarrow _{42}^{95}\textrm{Mo}+_{57}^{139}\textrm{La}+2n$. Cho $m_{U}=234,9900$u; $m_{Mo}=94,8800$u; $m_{La}=138,8700u$u; $m_{n}=1,0087$u; $u=931,5MeV/c^{2}$

  • Năng lượng toả ra của phản ứng trên là
  • A. $4,75.10^{-10}$J
  • B. $3,45.10^{-11}$J
  • C. $5,79.10^{-12}$J
  • D. $8,83.10^{-11}$J

Câu 20: Một phản ứng phân hạch $^{235}\textrm{U}$ là:$ _{92}^{235}\textrm{U}+_{0}^{1}\textrm{n}\rightarrow _{41}^{93}\textrm{Nb}+_{58}^{140}\textrm{Ce}+3\left (_{0}^{1}\textrm{n}  \right )+7_{-1}^{0}\textrm{e}$. Biết năng lượng liên kết riêng của $^{235}\textrm{U}$ ; $^{93}\textrm{Nb}$ ; $^{140}\textrm{Ce}$ lần lượt là 7,7 MeV ; 8,7 MeV ; 8,45 MeV. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng là

  • A. 132,6 MeV     
  • B. 182,6 MeV
  • C. 168,2 MeV     
  • D. 86,6 MeV

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.