Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài tập cuối chương I

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài tập cuối chương I - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: So sánh hai lũy thừa: $12^{2}$ và $2^{12}$.

  • A. $12^{2} < 2^{12}$;
  • B. $12^{2} > 2^{12}$;
  • C. $12^{2} = 2^{12}$;
  • D. $12^{2} ≥ 2^{12}$;

Câu 2: Khi viết lũy thừa bậc n của phân số $\frac{a}{b}$. Cách viết đúng là:

  • A. $\frac{an}{b}$
  • B. $\frac{a^{n}}{b}$
  • C. $\frac{a}{b^{n}}$
  • D. $(\frac{a}{b})^{n}$

Câu 3: Số đối của ‒3,5 là:

  • A. 3,5;
  • B.$\frac{3}{5}$
  • C. ± 3,5;
  • D. − 3,5.

Câu 4: Cho phân số $M =\frac{-5}{n+2}$. Tìm điều kiện của số nguyên n để P là số hữu tỉ

  • A. n > -2
  • B. n < -2
  • C. n = -2
  • D. n $\neq $ -2

Câu 5: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50,5 km/giờ mất 1 giờ 30 phút. Một chiếc xe máy đi với vận tốc bằng $\frac{5}{6}$ vận tốc của ô tô thì sau bao lâu sẽ đi hết quãng đường AB?

  • A. $\frac{9}{5}$ giờ;
  • B.$\frac{3}{2}$ giờ;
  • C. $\frac{4}{3}$ giờ;
  • D. 2 giờ.

Câu 6: Cho số 0.202002000200000... (viết liên tiếp các số 20; 200; 2000; 20000;.. sau dấu phẩy). Khẳng định đúng khi nói về số trên là:

  • A. Số này là số thập phân hữu hạn
  • B. Số này là số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • C. Không là số thập phân hữu hạn, cũng không là số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 7: Nếu $x+\frac{3}{2}+\frac{1}{5}=2$thì

  • A. $x=\frac{3}{10}$
  • B. $x=\frac{-33}{10}$
  • C. $x=\frac{-3}{10}$
  • D. $x=\frac{33}{10}$

Câu 8: Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn 3.(7468). Chữ số thập phân thứ 2022 của số đó là

  • A. 7
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 8

Câu 9: Biết m là một số thập phân vô hạn tuần hoàn và 2,347923 < m < 2,4452347. Tìm m?

  • A. m = 2,(3);
  • B. m = 2,(34);
  • C. m = 2,(4);
  • D. m = 2,(445).

Câu 10: Chọn khẳng định đúng về quy tắc chuyển vế đối với số hữu tỉ:

  • A. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta giữ nguyên dấu của số hạng đó;
  • B. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu số hạng còn lại;
  • C. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong phép tính;
  • D. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu số hạng đó.

Câu 11: Hình nào biểu diễn đúng điểm A của số hữu tỉ $\frac{1}{4}$ trên trục số?

  • A. Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài tập cuối chương I
  • B. Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài tập cuối chương I
  • C. Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài tập cuối chương I
  • D. Không có đáp án đúng

Câu 12: Chọn đáp án sai.

  • A. 2022$^{0}$ = 1;
  • B.$ (− 7)^{3} \times  (− 7)^{3} = (− 7)^{6}$;
  • C. $3^{7} : 3^{5} = 9$;
  • D. $(9^{3})^{3} = 9^{6}$.

Câu 13: Chọn đáp án sai.

  • A. $3 \times  4^{3}$ là tích của 3 với lập phương của 4;
  • B. $34^{3}$ là lũy thừa với cơ số là 34;
  • C. $(3 \times  4)^{3}$ là lũy thừa với cơ số là 3;
  • D. $(3 \times  4)^{3}$ là lũy thừa với cơ số là 12.

Câu 14: Viết $\frac{1}{3^{8}}$ dưới dạng lũy thừa của a với $a=\frac{1}{9}$ ta được:

  • A. $(\frac{1}{9})^{4}$
  • B. $(\frac{1}{9})^{2}$
  • C. $(\frac{1}{9})^{6}$
  • D. $(\frac{1}{9})^{5}$

Câu 15: Hãy sắp xếp các số hữu tỉ sau đây theo thứ tự tăng dần: $\frac{1}{5},\frac{-2}{5},\frac{3}{7},\frac{-1}{3},0$

  • A. $\frac{-2}{5};\frac{-1}{3};0;\frac{1}{5};\frac{3}{7}$
  • B. $\frac{-2}{5};\frac{-1}{3};0;\frac{3}{7};\frac{1}{5}$
  • C. $\frac{-1}{3};\frac{-2}{5};0;\frac{1}{5};\frac{3}{7}$
  • D. $\frac{-1}{3};\frac{2}{5};0;\frac{3}{7};\frac{1}{5}$

Câu 16: Kết luận nào đúng khi nói về giá trị biểu thức $P=\frac{2}{5}+(\frac{-4}{3})+(\frac{-1}{2})$

  • A. P < -1
  • B. $P=\frac{43}{30}$
  • C. P > -1
  • D. P > 1

Câu 17: Tìm x, biết: x + (− x + 3) – (x − 7) = 9.

  • A. x = 1;
  • B. x = 2;
  • C. x = 3;
  • D. x = 7.

Câu 18:  Dạng viết gọn của 0,2333… là:

  • A. 0,(23);
  • B. 0,(233);
  • C. 0,(2333);
  • D. 0,2(3).

Câu 19: Một chiếc mâm đồng có bán kính r = 19,5 cm và một chiếc đĩa đồng có bán kính R = 6,5 cm. Hỏi diện tích của chiếc mâm gấp bao nhiêu lần diện tích chiếc đĩa?

  • A. 3 lần;
  • B. 9 lần;
  • C. 5 lần;
  • D. 8 lần.

Câu 20: Số nghịch đảo của số − 0,8 là:

  • A. 0,8;
  • B. $\frac{-8}{10}$
  • C. $\frac{5}{4}$
  • D. $\frac{-5}{4}$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 7 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 7 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.