Câu 1: Chọn phát biểu đúng:
- A. Thương của 10 chia 3 là một số thâp phân hữu hạn;
- B. Thương của 4 chia 3 là một số thập phân hữu hạn;
- C. Thương của 63 chia 15 là một số thập phân vô hạn tuần hoàn;
-
D. Thương của 11 chia 18 là một số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Câu 2: Chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 3,325555… là:
- A. Số 32;
-
B. Số 5;
- C. Số 325;
- D. Số 3255.
Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào dấu “…”: Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện…
- A. không liên tục;
- B. không liên tiếp mãi;
-
C. liên tiếp mãi;
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 4: Khi số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,(47) được viết dưới dạng phân số tối giản thì tử và mẫu hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- A. Mẫu nhỏ hơn tử 52 đơn vị;
- B. Mẫu nhỏ hơn tử 49 đơn vị;
- C. Mẫu lớn hơn tử 49 đơn vị;
-
D. Mẫu nhỏ hơn tử 52 đơn vị.
Câu 5: Số thập phân 0,005 biểu diễn dưới dạng phân số tối giản nào?
- A. $\frac{1}{100}$
- B. $\frac{3}{200}$
-
C. $\frac{1}{200}$
- D. $\frac{3}{100}$
Câu 6: So sánh 0,5(25) và 0,(52).
- A. 0, 5(25) > 0,(52);
-
B. 0,5(25) = 0,(52);
- C. 0,5(25) < 0,(52);
- D. 0,5(25) 0,(52).
Câu 7: Phân số tối giản của số thập phân hữu hạn 7,4 được viết là:
-
A. $\frac{37}{5}$
- B. $\frac{32}{5}$
- C. $\frac{74}{10}$
- D. $\frac{22}{5}$
Câu 8: Số thập phân vô hạn tuần hoàn 3.45454545... được viết gọn là:
- A. 3.4
-
B. 3.(45)
- C. 3.5
- D. 3.4(54)
Câu 9: Trong các số dưới đây, số thập phân vô hạn tuần hoàn là:
- A. 0.202
- B. -6.25
- C. 0.011
-
D. -1.(3)
Câu 10: Dạng viết gọn của 0,2333… là:
- A. 0,(23);
- B. 0,(233);
- C. 0,(2333);
-
D. 0,2(3).
Câu 11: Hoàn thành nhận xét sau: Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi ….
- A. Một số thập phân hữu hạn và một số thập phân vô hạn tuần hoàn;
- B. Một số thập phân hữu hạn;
-
C. Một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn;
- D. Một số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Câu 12: Chọn đáp án sai:
- A. 2,32565656… = 2,32(56);
- B. 1,2422 là số thập phân hữu hạn;
-
C. 0,2412121212… = 0,241(21);
- D.$\frac{7}{3}$ = 2,(3).
Câu 13: Tìm x, biết: $3x+\frac{-3}{5}:0.2=1$
- A. x = $\frac{2}{3}$;
- B. x = 1,3;
- C. x = 0,(3);
-
D. x = 1,(3).
Câu 14: Biết m là một số thập phân vô hạn tuần hoàn và 2,347923 < m < 2,4452347. Tìm m?
- A. m = 2,(3);
- B. m = 2,(34);
-
C. m = 2,(4);
- D. m = 2,(445).
Câu 15: Số 0,(56) là dạng thập phân của phân số nào?
- A. $\frac{5}{99}$
-
B. $\frac{56}{99}$
- C. $\frac{56}{999}$
- D. $\frac{56}{100}$
Câu 16: Cho dãy số sau:$\frac{1}{3},\frac{6}{5},\frac{2}{9},\frac{3}{4},\frac{2}{5}$ . Có bao nhiêu số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
- A. 1 số;
- B. 2 số;
-
C. 3 số;
- D. 5 số.
Câu 17: Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn 2.12313131... Chu kì của số này là
- A. 123
- B. 13
- C. 313
-
D. 31
Câu 18: Viết phân số $\frac{12}{5}$ dưới dạng số thập phân hữu hạn ta được
-
A. 2.4
- B. 2.(4)
- C. 12.5
- D. 12.(5)
Câu 19: Viết phân số $\frac{7}{11}$ dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ta được:
- A. 0.6(3)
- B. 0.63
-
C. 0.(63)
- D. 0.63(63)
Câu 20: Cho một số hữu tỉ được viết dưới dạng phân số tối giản là (a, b ∈Z; b > 0). Chọn phát biểu đúng?
-
A. Số hữu tỉ này mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;
- B. Số hữu tỉ này mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;
- C. Số hữu tỉ này mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 3 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;
- D. Số hữu tỉ này mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 3 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;