Câu 1: Số hữu tỉ nào dưới đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
- A. $\frac{-1}{3}$
-
B. $\frac{1}{4}$
- C. $\frac{-1}{6}$
- D. $\frac{1}{9}$
Câu 2: Trong các phân số $\frac{2}{7};\frac{2}{45};\frac{-5}{-240};\frac{-7}{18}$. Có bao nhiêu phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 3: Biết 1,354 >$\overline{1.(x5)}$. Số chữ số x thỏa mãn là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 4: Tìm x biết : 0.(37)x = 1
-
A. $x=\frac{99}{37}$
- B. $x=\frac{9}{37}$
- C. $x=\frac{37}{99}$
- D. $x=\frac{37}{100}$
Câu 5: Số hữu tỉ nào dưới đây viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
- A. $\frac{5}{4}$
- B. $\frac{111}{1000}$
- C. $\frac{13}{8}$
-
D. $\frac{11}{9}$
Câu 6: Phân số nào dưới đây biểu diễn số thập phân 0.016
-
A. $\frac{2}{125}$
- B. $\frac{1}{125}$
- C. $\frac{3}{125}$
- D. $\frac{4}{25}$
Câu 7: Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn 3,(7468). Chữ số thập phân thứ 2022 của số đó là
- A. 7
-
B. 4
- C. 6
- D. 8
Câu 8: Khi số thập phân vô hạn tuần hoàn 0.4818181... được viết dưới dạng một phân số tối giản thì tử số nhỏ hơn mẫu số bao nhiêu đơn vị?
- A. 513
- B. 29
- C. 13
-
D. 57
Câu 9: Chọn câu đúng.
- A. Phân số $\frac{11}{12}$ viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
- B. Phân số $\frac{74}{500}$ viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
- C. Phân số $\frac{2}{33}$ viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
-
D. Phân số $\frac{11}{45}$ viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Câu 10: Cho số 0,20200200020000… (viết liên tiếp các số 20; 200; 2000; 20 000; … sau dấu phẩy). Khẳng định đúng khi nói về số trên là
- A. Số này là số thập phân hữu hạn;
- B. Số này là số thập phân vô hạn tuần hoàn;
-
C. Không là số thập phân hữu hạn, cũng không là số thập phân vô hạn tuần hoàn;
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 11: Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn 1,(23). Chữ số thập phân thứ ba là
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 0
Câu 12: Chọn câu sai.
- A. Phân số $\frac{2}{25}$ viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
- B. Phân số $\frac{55}{-300}$ viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
-
C. Phân số $\frac{63}{77}$ viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
- D. Phân số $\frac{93}{360}$ viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Câu 13: Số thập phân hữu hạn 3,25 được viết dưới dạng phân số tối giản là
- A. $\frac{3}{25}$
-
B. $\frac{13}{4}$
- C. $\frac{11}{4}$
- D. $\frac{325}{100}$
Câu 14: Viết phân số $\frac{11}{24}$ dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ta được
- A. 0.(458)3
- B. $0.45(83)
-
C. 0.458(3)
- D. 0.458
Câu 15: Số thập phân 0.35 được viết dưới dạng phân số tối giản thì tổng tử số và mẫu số của phân số đó là
- A. 17
-
B. 27
- C. 135
- D. 35
Câu 16: Số thập phân vô hạn tuần hoàn 0.(66) được viết dưới dạng phân số tối giản, khi đó hiệu tử số và mẫu số là
-
A. -1
- B. 1
- C. 5
- D. 4
Câu 17: Cho x0 là số thỏa mãn 0.(37)x = 1, khẳng định nào sau đây đúng:
- A x0 < 1
- B. x0 < 2
-
C. x0 > 2
- D. x0 là số tự nhiên
Câu 18: Số nào sau đây không viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
- A. $\frac{4}{13}$
-
B. $\frac{-7}{80}$
- C. $\frac{24}{11}$
- D. $\frac{-4}{9}$
Câu 19: Tính $0.(3) +1\frac{1}{9}+0.4(2)$ ta được kết quả là
- A. $\frac{15}{59}$
- B. $\frac{59}{15}$
- C. $\frac{15}{28}$
-
D. $\frac{28}{15}$
Câu 20: Số 0,(5) được biểu diễn dưới dạng phân số tối giản là
- A. $\frac{1}{2}$
- B. $\frac{1}{5}$
-
C. $\frac{5}{9}$
- D. $\frac{1}{9}$