Câu 1: Nhận định nào không đúng? Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy
- A. Ảnh cùng chiều với vật
- B. Ảnh lớn hơn vật
- C. Ảnh ảo
-
D. Ảnh thật lớn hơn vật
Câu 2: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để:
-
A. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
- B. ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật.
- C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
- D. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 3: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?
- A. Kính lúp có số bội giác G=5
- B. Kính lúp có số bội giác G=5,5
-
C. Kính lúp có số bội giác G=6
- D. Kính lúp có số bội giác G=4
Câu 4: Phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về kính lúp là:
- A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các con vi khuẩn.
-
B. Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
- C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh thật của những vật nhỏ.
- D. Kính lúp thực chất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Câu 5: Kính lúp có độ bội giác G=5, tiêu cự f của kính lúp đó là:
-
A. 5cm
- B. 10cm
- C. 20cm
- D. 30cm
Câu 6: Các thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
- A. (c), (d), (e).
- B. (b), (d), (e).
- C. (a), (b), (c).
-
D. (a), (c), (e).
Câu 7: Một kính lúp có đường kính càng lớn thì
- A. tiêu cự càng lớn.
- B. số bội giác càng lớn.
- C. ảnh càng rõ nét.
-
D. phạm vi quan sát càng lớn.
Câu 8: Trên các kính lúp có ghi 5x, 8x, 10x. Tiêu cự của các thấu kính này lần lượt là f1,f2,f3. Ta có
-
A. f3<f2<f1.
- B. f1<f2<f3.
- C. f3<f1<f2.
- D. f2<f3<f1.
Câu 9: Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức:
- A. G = 25f
- B. G = $\frac{f}{25}$
-
C. G = $\frac{25}{f}$
- D. 25 - f
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về kính lúp là sai?
- A. Ảnh quan sát qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
- B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
- C. Vật cần quan sát đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp.
-
D. Kính lúp dùng để quan sát những vật ở xa.
Câu 11: Một kính lúp có tiêu cự f=12,5 cm độ bội giác của kính lúp đó là:
- A. G=10
-
B. G=2
- C. G=8
- D. G=4
Câu 12: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
- A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm
- B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm
- C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm
-
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm
Câu 13: Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2,5x. Đó là
- A. thấu kính hội tụ, có tiêu cự là 2,5 cm.
- B. thấu kính phân kì, có tiêu cự là 2,5 cm.
- C. thấu kính phân kì, có tiêu cự là 10 cm.
-
D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự là 10 cm.
Câu 14: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là
- A. f=5m
-
B. f=5cm
- C. f=5mm
- D. f=5dm
Câu 15: Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?
- A. Một bức tranh phong cảnh.
- B. Một ngôi sao.
- C. Một con vi trùng.
-
D. Một con kiến.
Câu 16: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:
- A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự
-
B. đặt vật trong khoảng tiêu cự
- C. đặt vật sát vào mặt kính
- D. đặt vật bất cứ vị trí nào
Câu 17: Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được?
- A. 10 cm.
-
B. 30 cm.
- C. 15 cm.
- D. 20 cm.
Câu 18: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì:
- A. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x
-
B. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x
- C. Kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x
- D. Không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó