Câu 1: Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ được viết trong khoảng thời gian nào ?
- A. Khi ông mới bắt đầu làm thơ.
- B. Trước khi ông ra làm quan
- C. Khi ông đang làm quan trong triều đình
-
D. Khi ông từ quan, đưa gia đình về sống ở vùng Tây Nam.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng với bài thơ Phò giá về kinh ?
- A. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của non sông đất nước ta thời kỳ vua Trần trị vì đất nước.
- B. Bài thơ thể hiện lòng căm thù quân Mông – Nguyên xâm lược đất nước ta.
-
C. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta về một nền hoà bình muôn thuở.
- D. Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Câu 3: Hai câu thơ Đường sau nằm trong bài thơ nào ?
“…Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
- A. Phong Kiều dạ bạc
-
B. Tịnh dạ tứ
- C. Vọng Lư sơn bộc bố
- D. Hồi hương ngẫu thư.
Câu 4: Tác giả của bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là ai ?
- A. Nguyễn Trãi
-
B. Trần Nhân Tông
- C. Lí Thường Kiệt
- D. Trần Quang Khải.
Câu 5: Bài thơ Qua Đeo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào ?
-
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
- B. Song thất lục bát
- C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 6: Nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương là gì ?
- A. Thể hiện nỗi nhớ quê hương thầm kín của tác giả khi ông đang ở rất xa quê.
-
B. Thể hiện một cách chân thực, sâu sắc mà hóm hỉnh tình cảm yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của nhà thơ - một viên quan lớn đời Đường khi trở lại quê nhà.
- C. Miêu tả cảnh đẹp của một vùng quê khi hoàng hôn xuống.
- D. Thể hiện nỗi đau khổ của những người con xa quê vì lâu không được về thăm quê nhà.
Câu 7: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
- A. Dòng suối
- B. Tiếng hát
-
C. Ánh trăng
- D. Bầu trời.
Câu 8: Ba bài thơ: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên Trường vãn vọng được viết bằng văn tự nào ?
- A. Chữ Quốc ngữ
- B. Chữ Nôm
-
C. Chữ Hán
- D. Cả chữ Hán và chữ Nôm.
Câu 9: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được sáng tác trong thời kì nào ?
-
A. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- B. Những năm đầu cuộc kháng chiến chông Mĩ
- C. Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
- D. Những năm Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào không phải là ca dao, dân ca viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người ?
-
A. Con vua thì lại làm vua,/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa./ Bao giờ dân nổi can qua,/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
- B. Nhất cao là núi Tản Viên/ Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vừng
- C. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn./ Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn/ Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
- D. Bưởi Chí Đán, quýt Đan Hà/ Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh.
Câu 11: Văn bản Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng được viết theo thể loại nào ?
- A. Truyện ngắn
- B. Thơ trữ tình
-
C. Tuỳ bút
- D. Văn nghị luận
Câu 12: Câu văn: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. được trích từ văn bản nào ?
- A. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
-
C. ý nghĩa văn chương
- D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 13: Hai câu sau có ý nghĩa như thế nào với nhau ?
1. Chị ngã em nâng.
2. Tưởng rằng chị ngã em nâng,
Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười.
- A. Giống nhau hoàn toàn
-
B. Tương phản với nhau
- C. Bổ sung cho nhau
- D. Gần giống nhau.
Câu 14: Trong các dòng sau, dòng nào không phải là luận điểm được Phạm Văn Đồng triển khai trong bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ ?
- A. Bác Hồ giản dị trong đời sống hằng ngày.
- B. Bác Hồ giản dị trong tác phong sinh hoạt.
- C. Bác Hồ giản dị trong quan hệ với mọi người
- D. Bác Hồ giản dị trong lời nói và bài viết.
-
E. Bác Hồ giản dị trong cách thức tiếp đón các bạn bè quốc tế.
Câu 15: Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ?
- A. So sánh
-
B. Tương phản
- C. Điệp ngữ
- D. ẩn dụ
Câu 16: Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đặng Thai Mai đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên phương diện nào ?
- A. Ngữ âm
-
B. Các phương diện liên kết câu trong tiếng Việt.
- C. Từ vựng
- D. Ngữ pháp.
Câu 17: Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết theo thể loại nào ?
-
A. Truyện ngắn .
- B. Truyện dài.
- C. Bút kí.
- D. Văn nghị luận.
Câu 18: Dòng nào sau đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo ?
- A. Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức.
- B. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.
-
C. Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam.
- D. Chèo là loại sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao.
- E. Chèo là loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ giữa cái bi và cái hài.
Câu 19: Nhận xét nào đúng với truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn ?
- A. Là tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam.
- B. Là tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
-
C. Là tác phẩm xuất sắc nhất của Phạm Duy Tốn.
- D. Là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam.
Câu 20: Dòng nào nói lên nội dung chính của vở chéo Quan Âm Thị Kính ?
- A. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- B. Thể hiện những đối lập giai cấp trong xã hội cũ.
-
C. Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- D. Đề cao khát vọng yêu đương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.