Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 8)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn Vật lí 9 lên 10 (đề 8). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch
  • A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
  • B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
  • C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
  • D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
Câu 2: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
  • A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
  • B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
  • C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
  • D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng
  • A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
  • B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
  • C. một đường cong đi qua gốc tọa độ.
  • D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Câu 4: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,2A. Nếu sử dụng một nguồn điện khác và đo cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A thì hiệu điện thếcủa nguồn điện

  • A. U = 15V.
  • B. U = 12V.
  • C. U = 18V.
  • D. U = 9V.
Câu 5: Đồ thị cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn với hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là sai ?
  • A. Khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3,0A.
  • B. Khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A.
  • C. Khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1,0A
  • D. Khi hiệu điện thế U = 0V thì cường độ dòng điện là 0A
Câu 6: Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Thay nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 0,25I. Mối quan hệ giữa U và U là
  • A. U = 0,25U.
  • B. U = U.
  • C. U = 4U.
  • D. U = 4U
Câu 7: Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,8A. Nếu giảm hiệu điện thế này bớt 6V thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ
  • A. 3,75A.
  • B. 2,25A.
  • C. 1A.
  • D. 0,6A

Câu 8: Cho ba điện trở $R_{1}$ = 30Ω; $R_{2}$ = 20Ω; $R_{3}$= 12Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình bên thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch là:

  • A. $R_{AC}$ = 1Ω    
  • B. $R_{AC}$ = 24Ω    
  • C. $R_{AC}$ = 6Ω    
  • D. $R_{AC}$ = 144Ω

Câu 9: Ba điện trở $R_{1}$ = 4(Ω), $R_{2}$ = 8(Ω), $R_{3}$ = 16 (Ω) mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là

  • A. $\frac{7}{16}$ (Ω)    
  • B. $\frac{16}{7}$ (Ω)    
  • C. $\frac{16}{17}$ (Ω)    
  • D. $\frac{18}{15}$ (Ω)

Câu 10: Cho ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện. Nhận xét nào sau đây về độ sáng của đèn là đúng?

  • A. Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 3 tối nhất.
  • B. Các đèn sáng như nhau.
  • C. Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 1 tối nhất.
  • D. Đèn 1 và đèn 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn.

Câu 11: Một dòng điện có cường độ I = 0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra (Q) là:

  • A. Q = 7,2J    
  • B. Q = 60J    
  • C. Q = 120J    
  • D. Q = 3600J

Câu 12: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Điện trở dây dẫn bằng

  • A. 50Ω    
  • B. 500Ω    
  • C. 121Ω   
  • D. 242Ω

Câu 13: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp 60 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

  • A. 9V    
  • B. 11V    
  • C. 22V    
  • D. 12V

Câu 14: Khi góc tới bằng 0°. Góc khúc xạ sẽ bằng

  • A. 0°    
  • B. 30°    
  • C. 90°   
  • D. 180°

Câu 15: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm cho một ảnh cách thấu kính 6cm, cao 2cm. Tìm chiều cao của vật?

  • A. Vật cao 2cm.
  • B. Vật cao 5cm.
  • C. Vật cao 3,5cm.
  • D. Vật cao 4cm.

Câu 16: Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?

  • A.Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.
  • B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
  • C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.
  • D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.

Câu 17: Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng?

  • A. Máy khoan bê tông.
  • B. Quạt điện.
  • C. Máy cưa điện.
  • D. Bàn là điện.

Câu 18: Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:

Khi máy biến thế hoạt động thì

  • A. dạng năng lượng ban đầu là điện năng.
  • B. dạng năng lượng thu được cuối cùng là điện năng.
  • C. dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra ở các cuộn dây.
  • D. lượng điện năng tiêu hao lớn hơn lượng điện năng tụ được.

Câu 19: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?

  • A. 200V    
  • B. 220V    
  • C. 120V    
  • D. 240V

Câu 20: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự của thấu kính là

  • A. 40cm.    
  • B. 30cm.    
  • C. 20cm.    
  • D. 10cm.

Câu 21: Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện.

  • A. Năng lượng của gió thổi.
  • B. Năng lượng của dòng nước chảy.
  • C. Năng lượng của sóng thần.
  • D. Năng lượng của than đá.

Câu 22: Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

  • A. Nhà máy phát điện gió.
  • B. Nhà máy phát điện dùng pin Mặt Trời.
  • C. Nhà máy thủy điện.
  • D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 23: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?

  • A. Năng lượng ánh sáng.
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 24: Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  • B. Chỉ có động năng và thế năng.
  • C. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  • D. Chỉ có động năng.

Câu 25: Có một thanh sắt và một nam châm hoàn toàn giống nhau. Để xác định thanh nào là là thanh nam châm ,thanh nào là sắt, ta đặt một thanh nằm ngang, thanh còn lại cầm trên tay đặt một đầu vào giữa của thanh nằm ngang thì thấy hút rất mạnh. Kết luận nào đúng?

  • A. Thanh cầm trên tay là thanh nam châm.
  • B. Không thể xác định được thannh nào là nam châm, thanh nào là thanh sắt.
  • C. Phải hoán đổi hai thanh một lần nữa mới xác định được.
  • D. Thanh nằm ngang là thanh nam châm.

Câu 26: Cho hai điện trở R1 = 20ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 30ω vào một hiệu điện thế, nếu hiệu điện thế hai đâu R1 là 10V thì hiệu điện thế hai đầu R2 là:

  • A. 20V 
  • B. 40V
  • C. 30V 
  • D. 15V

Câu 27: Một đèn có ghi 220V - 100W. Điện trở của dây tóc bóng đèn khi nó hoạt động bình thường là:

  • A. 22 ω          
  • B. 484 ω
  • C. 5/11 ω          
  • D. 480 ω

Câu 28: Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ 0,4 A. Nếu tăng hiệu điện thế này thành 9V thì dòng điện qua dây dẫn có cường độ là:

  • A. 0,6A.          
  • B. 0,7 A.
  • C. 0,8 A.          
  • D. 0,9 A.

Câu 29: Lõi của nam châm điện thường làm bằng:

  • A. Gang.          
  • B. Sắt già.
  • C. Thép.          
  • D. Sắt non.

Câu 30: Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, khi sáng bình thường thì công suất tiêu thụ của đèn là:

  • A. 220W
  • B. 75W
  • C. 70W
  • D. 16500W

Câu 31: Trên thanh nam châm vị trí nào hút sắt mạnh nhất?

  • A. Phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ có từ cực bắc
  • C. Cả hai từ cực
  • D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Câu 32: Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

  • A. U = R/I    
  • B. I = U/R    
  • C. I = R.U    
  • D. R = IU

Câu 33:Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 3 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh giá trị của các điện trở?

  • A. $R_{1} > R_{2} > R_{3}$
  • B. $R_{1} = R_{2} = R_{3}$
  • C. $R_{2}> R_{1} > R_{3}$
  • D. $R_{1} < R_{2} < R_{3}$

Câu 34:Cho mạch điện gồm $R_{1}$ nối tiếp $R_{2}. U= 9V, $R_{1}$ = 1,5Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở $R_{2}$ là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A. 10A    
  • B. 6A    
  • C. 4A    
  • D. 2A

Câu 35: Cường độ dòng điện chạy qua một điện trở là 150mA. Điện trở đó có giá trị 0,2kΩ. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở đó là

  • A. 30V
  • B. 30kV
  • C. 300V
  • D. 3000MV

Câu 36: Có 3 điện trở $R_{1}$ = 15Ω; $R_{2}$ = 25Ω; $R_{3}$ = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi còn một nửa người ta mắc thêm vào mạch điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận các giá trị nào trong các giá trị sau?

  • A. $R_{4}$ = 15Ω
  • B. $R_{4}$ = 25Ω
  • C. $R_{4}$ = 20Ω
  • D. $R_{4}$ = 60Ω

Câu 37: Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực Bắc của nam châm chỉ về

  • A. hướng Đông của địa lí.
  • B. hướng Bắc của địa lí.
  • C. hướng Nam của địa lí.
  • D. hướng Tây của địa lí.

Câu 38: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

  • A. lực điện
  • B. lực hấp dẫn
  • C. lực từ
  • D. lực đàn hồi

Câu 39: Ứng dụng của quy tắc nắm bàn tay trái là

  • A. Xác định chiều của lực từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó.
  • B. Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.
  • C. Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm.
  • D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện.

Câu 40: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

  • A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
  • B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.