Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 10)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn Vật lí 9 lên 10 (đề 10). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì:

  • A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau.
  • B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.
  • C. Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
  • D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần.

Câu 2: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện $S_{1}$ và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện $S_{2}$ và điện trở 12Ω. Tỉ số $\frac{S_{1}}{S_{2}}$ bằng

  • A. 1/2    
  • B. 2    
  • C. 1/3    
  • D. 3

Câu 3: Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu?

  • A. 20m    
  • B. 30m    
  • C. 40m    
  • D. 50m

Câu 4: Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:

  • A. A = R.I.t    
  • B. A = $\frac{P.t}{R}$  
  • C. A = U.I.t    
  • D. A = $\frac{P_{2}}{R}$

Câu 5: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở $R_{1}$ = 3Ω và $R_{2}$ = 12Ω mắc song song là:

  • A. 36Ω    
  • B. 15Ω    
  • C. 4Ω    
  • D. 2,4Ω

Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng khi nó sang bình thường là bao nhiêu?

  • A. 0,5A    
  • B. 2A    
  • C. 18A    
  • D. 12A

Câu 7: Khi nhìn một vật ở xa mà mắt không điều tiết vẫn thấy được thì ảnh của vật ở đâu của mắt?

  • A. Trên màng lưới.
  • B. Trước màng lưới.
  • C. Sau màng lưới.
  • D. Trên thể thủy tinh.

Câu 8: Một vật  sáng AB có dạng hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm. Thấu kính có tiêu cự 12 cm. Ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật?

  • A. Ảnh cao gấp 16 lần vật.
  • B. Ảnh cao gấp 12 lần vật.
  • C. Ảnh cao gấp 4 lần vật.
  • D. Ảnh cao gấp 3 lần vật.

Câu 9: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

  • A. Hiện tượng cầu vồng.
  • B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
  • C. Bong bóng xà phòng.
  • D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 10: Đơn vị công của dòng điện là:

  • A. Ampe (A)    
  • B. Jun (J)    
  • C. Vôn (V)    
  • D. Oát (W)

Câu 11: Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật điện nào dẫn điện kém nhất?

  • A. Đồng    
  • B. Nhôm    
  • C. Sắt   
  • D. Nicrom

Câu 12:Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

  • A. U = 10V    
  • B. U = 12,5V    
  • C. U = 15V    
  • D. U = 20V

Câu 13: Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

  • A. Đèn sáng bình thường.
  • B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.
  • C. Đèn sáng yếu hơn bình thường.
  • D. Đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.

Câu 14: Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?

  • A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.
  • B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.
  • C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình.
  • D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Câu 15: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ

  • A. giảm đi 3 lần.
  • B. tăng lên 3 lần.
  • C. giảm đi 0,2A.
  • D. là I = 0,2A.

Câu 16:Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là

  • A. 24W
  • B. 2,4W
  • C. 2400W
  • D. 240W

Câu 17: Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực Bắc của nam châm chỉ về

  • A. hướng Đông của địa lí.
  • B. hướng Bắc của địa lí.
  • C. hướng Nam của địa lí.
  • D. hướng Tây của địa lí.

Câu 18: Động cơ điện một chiều gồm các bộ phận chính nào sau đây tạo thành?

  • A. Bộ góp điện, khung dây.
  • B. Nam châm vĩnh cửu và khung dây dẫn.
  • C. Nam châm và khung dây dẫn.
  • D. Nam châm điện và bộ góp điện.

Câu 19: Trong hình vẽ lực từ tác dụng vào dây AB có phương, chiều như thế nào?

  • A. Phương ngang, chiều hướng vào trong.
  • B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
  • C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
  • D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài.

Câu 20: Các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều?

  • A. Phần ứng: là phần quay, phần cảm ứng đứng yên.
  • B. Rôtô là phần cảm, stato là phần ứng.
  • C. Rôtô là phần đứng yên, stato là phần quay.
  • D. Rôtô là phần quay, stato là phần đứng yên.

Câu 21: Trong các cách sau đây dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) cách nào đúng?

  • A. Dịch chuyển con chạy của biến trở R.
  • B. Đóng ngắt điện K.
  • C. Ngắt điện K đang đóng, mở ngắt K
  • D. Cả ba cách trên đều đúng

Câu 22: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

  • A. 15 cm
  • B. 20 cm
  • C. 25 cm
  • D. 30 cm

Câu 23: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào?

  • A. Lớn hơn vật.
  • B. Nhỏ hơn vật.
  • C. Bằng vật.
  • D. Chỉ bằng một nửa vật.

Câu 24: Tác dụng nào sau đây là tác dụng của máy biến thế:

  • A. Biến đổi dòng điện một chiều.
  • B. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
  • C. Biến đổi hiệu điện thế một chiều.
  • D. Biến đổi điện năng tiêu thụ trong mạch.

Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa?

  • A. Điện lượng của dòng điện bị mất mát do truyền trên dây.
  • B. Do dòng điện sinh ra từ trường là mất năng lượng.
  • C. Do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn khi truyền trên dây.
  • D. Do một nguyên nhân khác.

Câu 26: Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa?

  • A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau.
  • B. Vì điện năng sản xuất ra không thể để dành trong kho được.
  • C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay.
  • D. Các lí do A, B, C đều đúng.

Câu 27: Ampe kế có công dụng

  • A. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
  • B. Đo công suất dòng điện
  • C. Đo hiệu điện thế
  • D. Đo cường độ dòng điện

Câu 28: Hãy chọn câu phát biểu đúng:

  • A. Đèn sáng bình thường khi công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức của đèn
  • B. Đèn sáng bình thường khi công suất tiêu thụ của đèn nhỏ hơn công suất định mức của đèn
  • C. Đèn sáng bình thường khi công suất tiêu thụ của đèn lớn hơn công suất định mức của đèn.
  • D. Cả 3 phương án là không đúng

Câu 29: Hình vẽ nào dưới đây là kí hiệu của điện trở?

  • A. hình b, c
  • B. hình a, b
  • C. hình c, d
  • D. hình a, c

Câu 30: Đặt một thanh gỗ mỏng vào hai đầu cực của một thanh nam châm móng ngựa. Đưa chiếc đinh sắt lại gần sát hai đầu thanh gỗ thì:

  • A. đinh sắt bị đẩy
  • B. đinh sắt bị hút
  • C. đinh sắt không bị hút
  • D. đinh sắt có lúc bị hút, có lúc bị đẩy

Câu 31: Hai đoạn dây bằng đồng cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là $S_{1}$, $R_{1}$ và $S_{2}$, $R_{2}$. Hệ thức nào dưới đây đúng:

  • A. $\frac{S_{1}}{R_{1}}=\frac{S_{2}}{R_{2}}$
  • B. $R_{1}.R_{2}=S_{1}.S_{2}$
  • C. $S_{1}.R_{1}=S_{2}.R_{2}$
  • D. Cả ba hệ thức trên đều đúng

Câu 32: Trên thực tế, người ta làm rôto của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào?

  • A. Dùng động cơ nổ.
  • B. Dùng tua bin nước.
  • C. Dùng cánh quạt gió.
  • D. Các cách A, B, C đều đúng.

Câu 33: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra:

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng quang.
  • C. Tác dụng từ.
  • D. Cả ba tác dụng: nhiệt quang, từ.

Câu 34: Người ta thả một nút bấc mỏng hình tròn nổi trên mặt thoáng một chậu đựng nước bằng nhựa. Ngay ở tâm O của nút ấy ta cắm một chiếc dinh ngắn OA theo chiều thẳng đứng, đàu A ở dưới nước. Hỏi mắt đặt tại vị trí nào trên hình vẽ để nhìn thấy chiếc đinh?

  • A. Tại vị trí 2.
  • B. Tại vị trí 3.
  • C. Cả ba vị trí đều không thấy.
  • D. Tại vị trí 1.

Câu 35: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

  • A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
  • B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  • C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  • D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 36: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

  • A. 7,5 mm
  • B. 7,5 cm
  • C. 75 cm
  • D. 7,5 m

Câu 37: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  • A. làm cho vật nóng lên
  • B. truyền được âm
  • C. phản chiếu được ánh sáng
  • D. làm cho vật chuyển động

Câu 38: Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều, không đổi để chạy máy biến thế?

  • A. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế chỉ có thể tăng.
  • B. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế chỉ có thể giảm.
  • C. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế không biến thiên.
  • D. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì không tạo được từ trường trong lõi của máy biến thế.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?

  • A. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.
  • B. Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng.
  • C. Vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.
  • D. Vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng màu ánh sáng màu xanh.

Câu 40: Vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?

  • A. Vì không đủ vật liệu để chế tạo.
  • B. Vì không đủ khả năng để chế tạo.
  • C. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm định luật bảo toàn năng lượng.
  • D. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm luật pháp.
 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.