Câu 1: Một dòng điện không đổi sau 1 phút, có một điện lượng 12C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là
- A. 12A
- B. 1/12A
-
C. 0,2A
- D. 48A
Câu 2: Một đoạn mạch gồm n điện trở R giống nhau mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của đoạn mạch đó là
-
A. nR
- B. $\frac{R}{n}$
- C. $n^{2}R$
- D. $\frac{R}{\sqrt{n}}$
Câu 3: Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:
-
A. 6V
- B. 96V
- C. 12V
- D. 9,6V
Câu 4: Trong 0,16s có $10^{19}$ electron chạy qua tiết diện thẳng của một dây dẫn. Cường độ dòng điện qua mạch là
- A. 1A
- B. 5A
-
C. 10A
- D. 10 mA
Câu 5: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện có cường độ 3A lien tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là
- A. 45A
- B.5A
-
C.0,2A
- D.2A
Câu 6: Cường độ dòng điện được đo bằng
- A. Vôn kế
-
B. ampe kế
- C. công tơ điện
- D. phổ kế
Câu 7: Suất điện động của một acquy là 3V. Lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ. Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là
- A. $3.10^{3}$C
-
B. $2.10^{-3}$C
- C. $18.10^{-3}$C
- D. 18C
Câu 8: Điện tích của electron là $-1,6.10^{-19}$C, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30s là 15C. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian một giây là
-
A. $3,125.10^{18}$
- B. $9,375.10^{19}$
- C. $7,895.10^{19}$
- D. $2,632.10^{18}$
Câu 9: Trong 20s có một điện lượng là 24C tải qua tiết diện thẳng của một dây dẫn. Số electron đi qua tiết diện này trong 1s bằng
- A. $7,5.10^{16}$ electron
- B. $7,5.10^{17}$ electron
-
C. $7,5.10^{18}$ electron
- D. $15.10^{18}$ electron
Câu 10: Một dòng điện không đổi trong 10s điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2C. Sau 50s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là
- A. 5C
-
B. 10C
- C. 50C
- D. 25C
Câu 11: Một điện lượng $5.10^{-3}$C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:
- A. 10 mA
-
B. 2,5mA
- C. 0,2mA
- D. 0,5mA
Câu 12: Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:
-
A. $4.10^{19}$
- B. $1,6.10^{18}$
- C. $6,4.10^{18}$
- D. $4.10^{20}$
Câu 13: Một nguồn điện có suất điện động 2V. Để chuyển qua điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sing công là
-
A. 20J
- B. 0,05J
- C. 2000J
- D. 2J
Câu 14: Đoạn mạch AB gồm các điện trở mắc như hình vẽ. Biết $R1=R2=4\Omega $; $R3=R4=8\Omega $. Điện trở tương đương của đoạn mạch này bằng
- A. $\frac{4}{3}\Omega $
-
B. $24\Omega $
- C. $12\Omega $
- D. $0,75\Omega $
Câu 15: Yêu cầu đối với một ampe kế là có điện trở
-
A. rất nhỏ so với điện trở mạch
- B. rất lớn so với điện trở mạch
- C. bằng với điện trở mạch
- D. tuỳ ý
Câu 16: Một bộ acquy có suất điện động 12V. KHi được mắc vào mạch điện, trong thời gian 5 phút, acquy sinh ra một công là 720J. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
- A. 2A
- B. 28,8A
- C. 3A
-
D. 0,2A
Câu 17: Mạch điện AB gồm các điện trở có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1=1\Omega , R2=2\Omega , R3=3\Omega , R4=20\Omega
Điện trở tương đương của mạch là
-
A. $5\Omega $
- B. $4\Omega $
- C. $8\Omega $
- D. $6\Omega $
Câu 18: Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là
-
A.12C
- B.24C
- C.0,83C
- D.2,4C
Câu 19: Cho mạch điện như hình vẽ
$U_{AB}=18V$; $R2=6\Omega $; $R3=3\Omega $; $I_{2}=2$A. Giá trị R1 bằng
-
A. $1\Omega $
- B. $1,5\Omega $
- C. $2\Omega $
- D. $3\Omega $
Câu 20: Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ
- A. Cơ năng thành điện năng
- B. Nội năng thành điện năng
-
C. Hoá năng thành điện năng
- D. Quang năng thành điện năng
Câu 21: Đoạn mạch MN gồm ba điện trở $R1=10\Omega$ ; $R2=15\Omega$ và $R3=30\Omega $ ghép song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch MN là
- A. $0,2\Omega $
- B. $15\Omega $
- C. $55\Omega $
-
D. $5\Omega $
Câu 22: Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V, công của pin này sản ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là
- A. 0,04J
-
B. 29,7 J
- C. 25,54J
- D.0 ,4J