Trắc nghiệm vật lý 11 bài 25: Tự cảm (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 bài 25: Tự cảm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Một ống dây có hệ số tự cảm L=0,01H. Khi có dòng điện chạy qua ống, ống dây có năng lượng 0,08J. Cường độ dòng điện trong ống dây bằng

  • A. 2,8A
  • B. 4A
  • C. 8A
  • D. 16A

Câu 2: Một ống dây hình trụ có thể tích V, trên mỗi mét chiều dài của ống dây có n vòng dây. Công thức tính độ tự cảm của ống dây đặt trong không khí là

  • A. $L=4\pi .10^{-7}n^{2}V$
  • B. $L=4\pi .10^{-7}n^{2}V^{2}$
  • C. $L=4\pi .10^{-7}nV$
  • D. $L=4\pi .10^{-7}nV^{2}$

Câu 3: Một ống dây hình trụ dài 40cm, gồm 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 200cm2. Độ tự cảm của ống dây khi đặt trong không khí là

  • A. $3,14.10^{-2}$H
  • B. $6,28.10^{-2}$H
  • C. 628H
  • D. 314H

Câu 4: Một ống dây có độ từ cảm L = 0,1H, nếu cho dòng điện qua ống dây biến thiên đều với tốc độ 200 A/s thì trong ống dây xuất hiện suất điện động tự cảm bằng

  • A. 10V
  • B. 0,1kV
  • C. 20V
  • D. 2kV

Câu 5: Một ống dây có độ tự cảm L = 0,2 H. Trong một giây dòng điện giảm đều từ 5 A xuống 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây là:

  • A. 1V
  • B. 2V
  • C. 0,1 V
  • D. 0,2 V

Câu 6: Một ống dây có chiều dài 1,5m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây, dòng điện tăng 0 đến 5A trong thời gian 1s. Độ tự cảm của ống dây và độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là

  • A. L = 4,2H, etc = 21V
  • B. L = 1,68H, etc = 8,4V
  • C. L = 0,168H, etc = 0,84V
  • D. L = 0,42H, etc = 2,1V

Câu 7: Chọn phát biểu sai. 1H (henry) bằng

  • A. 1 $J/A^{2}$
  • B. 1 Wb/A
  • C. 1 V.s/A
  • D. 1 $V/A^{2}$

Câu 8: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do

  • A. biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch
  • B. chuyển động của nam châm so với mạch
  • C. chuyển động của mạch so với nam châm
  • D. biến thiên của từ trường Trái Đất

Câu 9: Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu giảm số vòng dây trên một mét chiều dài đi hai lần thì độ tự cảm L’ của ống dây là:

  • A. 2L
  • B. L/2
  • C. 4L
  • D. L/4

Câu 10: Để tăng độ tự cảm của ống dây, người ta thường tăng

  • A. cường độ dòng điện I qua ống dây
  • B. chiều dài l của ống dây
  • C. tiết diện S của dây dẫn trong ống dây
  • D. độ từ thẩm u của lõi sắt trong ống dây

Câu 11: Chọn phát biểu sai. Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi cường độ dòng điện chạy qua mạch có giá trị

  • A. tăng nhanh
  • B. giảm nhanh
  • C. biến đổi nhanh
  • D. lớn

Câu 12: Hai ống dây hình trụ có cùng số vòng dây như nhau, đường kính ống dây thứ hai gấp 3 lần đường kính ống dây thứ nhất. Khi so sánh độ tự cảm của hai ống dây, biểu thức nào sau đây là đúng

  • A. L2 = 3L1
  • B. L1 = 3L2
  • C. L2 = 9L1
  • D. L1 = 9L2

Câu 13: Một ống dây hình trụ có độ tự cảm L. Nếu cắt nang ống dây thành hai phần giống hệt nhau thì độ tự cảm của mỗi phần là

  • A. L’ = 2L
  • B. L’ = L/2
  • C. L’ = L
  • C. L’ = L

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường
  • B. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng cơ năng
  • C. Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường
  • D. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường

Câu 15: Độ tự cảm của dây không phụ thuộc 

  • A. số vòng dây N của ống dây
  • B. chiều dài l của ống dây
  • C. tiết diện S của ống dây
  • D. cường độ dòng điện I qua ống dây

Câu 16: Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với

  • A. độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua mạch
  • B. tốc độ biến thiên của độ tự cảm trong mạch
  • C. tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện qua mạch
  • D. tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện qua mạch

Câu 17: Một ống dây dài 40cm có tất cả 800 vòng dây. Diện tích tiết diện ngang của ống dây bằng $10 cm^{2}$. Ống dây được nối với một nguồn điện, cường độ dòng điện qua ống dây tăng từ 0 đến 4A. Nguồn điện đã cung cấp cho ống dây một năng lượng là

  • A. 160,8J
  • B. 321,6J
  • C. 0,016J
  • D. 0,032J

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4: TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.