Trắc nghiệm vật lí 11 chương 1: Điện tích, điện trường (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 1: Điện tích, điện trường (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đồ thị diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường:

  • A. hypebol.      
  • B. thẳng bậc nhất.      
  • C. parabol.      
  • D. elíp

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electron. Tìm khối lượng mỗi quả cầu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6,67.10$^{-11}$ m$^{3}$/kg.s

  • A. 2,86.10$^{-9}$ kg       
  • B. 1,86.10$^{-9}$ kg       
  • C. 4,86.10$^{-9}$ kg       
  • D. 9,86.10$^{-9}$ kg

Câu 3: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố định

  • A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/4
  • B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 3r/4
  • C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3
  • D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3

Câu 4: Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40 cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.10$^{12}$ electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút đầy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó

  • A. Hút nhau F = 23 mN.       
  • B. Hút nhau F = 13 mN.
  • C. Đẩy nhau F = 13 mN.       
  • D. Đẩy nhau F = 23 mN.

Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  • A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
  • B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
  • C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
  • D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.

Câu 6: Chọn phát biểu sai?

  • A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
  • B. Các điện tích có thể hút nhau hoặc đẩy nhau
  • C. Hai quả cầu nhỏ nhiễm điện đặt xa nhau thì có thể coi chúng là các điện tích điểm
  • D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau

Câu 7: Có ba tụ điện giống nhau có C = 2μF được mắc thành bộ. Cách mắc nào sau đây cho bộ tụ điện có điện dung tương đương Cb = 3μF?

  • A. Mắc nối tiếp 3 tụ.      
  • B. Mắc song song 3 tụ.
  • C. Mắc một tụ nối tiếp với hai tụ song song.      
  • D. Mắc một tụ song song với hai tụ nối tiếp.

Câu 8: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10$^{-16}$ C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là.

  • A. E = 1,2178.10$^{-3}$ V/m.      
  • B. E = 0,6089.10$^{-3}$ V/m.
  • C. E = 0,3515.10$^{-3}$ V/m.      
  • D. E = 0,7031.10$^{-3}$ V/m.

Câu 9: Cho 2 điện tích điểm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

  • A. Trung điểm của AB
  • B. Tất cả các điểm trên đường trung trực của AB
  • C. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều
  • D. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.

Câu 10: Điện tích điểm q1=10$^{-6}$C đặt tại điểm A ; q2=-2,25.10$^{-6}$C đặt tại điểm B trong không khí cách nhau 18cm. Điểm M trên đường thẳng qua A,B mà có điện trường tại M bằng 0 thỏa mãn ;

  • A. M nằm ngoài B và cách B 24cm
  • B. M nằm ngoài A và cách A 18cm
  • C. M nằm ngoài AB và cách B 12cm
  • D. M nằm ngoài A và cách A 36cm

Câu 11: Mỗi proton có khối lượng 1,67.10$^{-27}$kg, điện tích 1,6.10$^{-19}$. Biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10$^{-11}$ Nm2/kg2. Lực đẫy tĩnh điện giữa hai proton lớn hơn lực hấp dẫn giữa chúng bao nhiêu lần?

  • A. 1,24.10$^{36}$
  • B. 1,2.10$^{26}$
  • C. 2.10$^{36}$
  • D. 1,5.10$^{26}$

Câu 12: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là

  • A. 8 V      
  • B. 10 V      
  • C. 15 V      
  • D. 22,5 V

Câu 13: Có hai quả cầu giống nhau cùng mang điện tích có độ lớn như nhau ( |q1| = |q2| ), khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

  • A. hút nhau
  • B. đẩy nhau
  • C. có thể hút hoặc đẩy nhau
  • D. không tương tác nhau.

Câu 14: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho:

  • A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
  • B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
  • C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
  • D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu 15: Hai quả cầu nhỏ tích điện giống nhau đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1 m, đẩy nhau một lực 7,2 N. Điện tích tổng cộng của chúng là 6.10$^{-5}$ C. Tìm điện tích mỗi quả cầu ?

  • A. q= 2.10$^{-5}$ C; q2 = 4.10$^{-5}$ C       
  • B. q1 = 3.10$^{-5}$ C; q2 = 2.10$^{-5}$ C
  • C. q1 = 5.10$^{-5}$ C; q2 = 10$^{-5}$ C       
  • D. q1 = 3.10$^{-5}$ C; q2 = 3.10$^{-5}$ C

Câu 16: Hai điện tích điểm q1 = 2.10$^{-2}$ μC và q2 = –2.10$^{-2}$ μC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là

  • A. EM = 0,2 V/m.      
  • B. EM = 1732 V/m.      
  • C. EM = 3464 V/m.      
  • D. EM = 2000 V/m.

Câu 17: Cho điện tích điểm –q ( q > 0); điện trường tại điểm mà nó gây ra có chiều:

  • A. hướng về phía nó.      
  • B. hướng ra xa nó.
  • C. phụ thuộc độ lớn của nó.      
  • D. phụ thuộc nhiệt độ môi trường.

Câu 18: Có hai điện tích q1 = 2.10$^{-6}$ C, q2 = - 2.10$^{-6}$ C, đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 cm. Một điện tích q3 = 4.10$^{-6}$ C, đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 cm. Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là

  • A. 14,40 N       
  • B. 17,28 N       
  • C. 34,56 N       
  • D. 28,80 N

Câu 19: Có 2 sợi dây mảnh không dãn, mỗi dây dài 2 m. Hai đầu dây được dính vào cùng 1 điểm, ở 2 đầu còn lại có buộc 2 quả cầu giống nhau, mỗi có trọng lượng 0,02 N. Các quả cầu mang điện tích cùng dấu có độ lớn 5.10$^{-8}$ C. Khoảng cách giữa tâm của các quả khi chung nằm cân bằng là bao nhiêu.

  • A. 0,165 m.      
  • B. 0,288 m.      
  • C. 1,324 m.      
  • D. 0,235 m.

Câu 20: Bắn một electron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (hình B.1). Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc bằng 10$^{7}$ m/s. Tính hiệu điện thế giữa UAB giữa hai bản. Điện tích của electron -1,6.10$^{-19}$ C. Khối lượng của electron là 9,1.10$^{-31}$ kg.

  • A. 284 V      
  • B. -284 V      
  • C. -248 V      
  • D. 248 V

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4: TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.