Trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu1: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra.

  • A. Tại điểm vàng V.
  • B. Trước điểm vàng V.
  • C. Sau điểm vàng V.
  • D. Không xác định được vì không có ảnh.

Câu 2: Mắt bị tật cận thị

  • A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở sau võng mạc.
  • B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ.
  • C. Phải đeo kính sát mắt mới thấy rõ.
  • D. Có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại.

Câu 3: Muốn nhìn rõ vật thì.

  • A. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • B. vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.
  • C. vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông α=αmin.
  • D. vật phải đặt càng gần mắt càng tốt.

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của mắt?

  • A. Trên điểm vàng một chút có điềm mù là điềm không hoàn toàn nhạy sáng
  • B. Phần đối diện với thủy tinh thể gọi là giác mạc
  • C. Độ cong của hai mặt thủy tinh thể cố định và được đở bởi cơ vòng
  • D. Đường kính của con ngươi sẽ tự động thay đổi để điều chỉnh chùm sáng chiếu vào võng mạc

Câu 5: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng hai lần tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh A’B’ thật, cách thấu kính

  • A. bằng khoảng tiêu cự.
  • B. nhỏ hơn khoảng tiêu cự.
  • C. lớn hơn hai lần khoảng tiêu cự.
  • D. bằng hai lần khoảng tiêu cự.

Câu 6: Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:

  • A. Tia sáng tới đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính;
  • B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;
  • C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;
  • D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.

Câu 7: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có giá trị dương tương ứng với ảnh:

  • A. thật
  • B. cùng chiều với vật
  • C. lớn hơn vật
  • D. ngược chiều với vật

Câu 8: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là

  • A. tam giác đều.
  • B. tam giác cân.
  • C. tam giác vuông.
  • D. tam giác vuông cân.

Câu 9: Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm. Độ dài quang học là 16cm. Một người quan sát có mắt không tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở vô cực là

  • A. 80    
  • B. 82    
  • C. 40   
  • D. 41

Câu 10: Độ dài quang học của kính hiển vi là

  • A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
  • B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
  • C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.
  • D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.

Câu 11: Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một TKHT một khoảng 20cm.Nhìn qua TK ta thấy có một ảnh cùng chiều với AB cao gấp 2 lần AB. Tiêu cự của TK có giá trị:

  • A. 20cm    
  • B. 40cm    
  • C. 45cm   
  • D. 60cm

Câu 12: Một kính hiển vi, với vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Hai kính đặt cách nhau 15 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rỏ cách mắt từ 20 cm đến 50 cm. Xác định vị trí đặt vật trước vật kính để nhìn thấy ảnh của vật.

  • A. 0,5 cm ≥ d1 ≥ 0,6cm.
  • B. 0,4206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm
  • C. 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm
  • D. 0,5406 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm

Câu 13: Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào

  • A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.
  • B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính.
  • C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính.
  • D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính.

Câu 14: Vật sáng AB qua thấu kính phân kỳ cách thấu kính 30cm thì cho ảnh A’B’ cách thấu kính 12 cm. Tiêu cự thấu kính là:

  • A. -20cm   
  • B. 15cm   
  • C. 20cm   
  • D. -15cm

Câu 15: Một người mắt bình thường có tiêu cự biến thiên từ 14mm đến fmax. Biết khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tìm khoảng cực cận của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa.

  • A. OCc = 200mm, ΔD = 4,67 dp
  • B. OC= 200mm, ΔD = 4,76 dp
  • C. OCc = 210mm, ΔD = 4,67 dp
  • D. OCc = 210mm, ΔD = 4,76 dp\

Câu 16: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 72cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau a = 48cm. Tìm f

  • A. 20cm.    
  • B. 30cm.   
  • C. 10cm.   
  • D. 45cm

Câu 17: Một người có tật phải đeo kính có độ tụ -2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không phải điều tiết và đọc được trang sách cách mắt gần nhất 25 cm. Coi kính đeo sát mắt. Xác định khoảnh nhìn rõ của mắt khi không đeo kính

  • A. 15 cm đến 50 cm
  • B. 50 cm đến 100 cm
  • C. 30 cm đến 100 cm
  • D. 16,67 cm đến 50cm

Câu 18: Một người không đeo kính chỉ nhìn rõ các vật cách mắt xa trên 50 cm. Mắt người này bị tật cận thị hay viễn thị? Muốn nhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25 cm thì cần phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu ? (Kính đeo sát mắt)

  • A. Mắt bị cận thị ; D = - 2 dp.
  • B. Mắt bị viễn thị, D = - 6 dp.
  • C. Mắt bị cận thị ; D = 6 dp.
  • D. Mắt bị viễn thị ; D = 2 dp.

Câu 19: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 11 cm và điểm cực viễn cách mắt 51 cm. Kính đeo cách mắt 1 cm. Để sửa tật này phải đeo kính gì? Độ tụ bao nhiêu?

  • A. Kính phân kì D = -1dp
  • B. Kính phân kì D= -2dp
  • C. Kính hội tụ D=1dp
  • D. Kính hội tụ D= 2dp

Câu 20: Vật sáng AB đặt trước TKHT có tiêu cự 12cm cho ảnh thật cách AB 75cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:

  • A. 60cm   
  • B. 15cm   
  • C. 20cm   
  • D. 60cm và 15cm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4: TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.