Câu 1: Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?
-
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
- B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
- C. Thị trường chung Nam Mĩ.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 2: Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng
- A. 21 triệu km2.
- B. 22 triệu km2.
- C. 28 triệu km2.
-
D. 20 triệu km2.
Câu 3: Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ Latinh là
- A. phát triển ổn định và tự chủ.
- B. xuất khẩu hàng công nghiệp.
- C. có tốc độ tăng trưởng cao.
-
D. tốc độ phát triển không đều.
Câu 4: GNI/người phản ánh điều nào sau đây?
- A. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh.
-
B. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.
- C. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước.
- D. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước.
Câu 5: Cơ cấu kinh tế là tập hợp
- A. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.
- B. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
- C. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
-
D. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
Câu 6: Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa là
- A. bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.
- B. luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.
-
C. hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
- D. chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
Câu 7: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
- A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
- B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
-
C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
- D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
Câu 8: Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào sau đây?
-
A. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương.
- B. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới.
- C. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế.
- D. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau.
Câu 9: Để có được sức cạnh tranh mạnh về kinh tế, các nước đang phát triển đã tiến hành điều nào sau đây?
-
A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
- B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ.
- C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu.
- D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật.
Câu 10: Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?
- A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
-
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
- C. Thị trường chung Nam Mĩ.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 11: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
- A. EU và ASEAN.
-
B. APEC và ASEAN.
- C. NAFTA và APEC.
- D. NAFTA và EU.
Câu 12: Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
- A. 195.
- B. 200.
- C. 190.
-
D. 193.
Câu 13: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?
-
A. Hoa Kỳ.
- B. Anh.
- C. Trung Quốc.
- D. Liên bang Nga.
Câu 14: Khu vực Mỹ La-tinh không có bộ phận nào sau đây?
- A. Eo đất Trung Mỹ.
- B. Toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
-
C. Toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.
- D. Mê-hi-cô.
Câu 15: Khu vực Mỹ La-tinh không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương.
- B. Nam Đại Dương.
-
C. Bắc Băng Dương.
- D. Thái Bình Dương.
Câu 16: Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
-
A. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
- C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- D. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ Latinh?
-
A. Thiên tai xảy ra nhiều.
- B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
- C. Thiếu lực lượng lao động.
- D. Chính trị không ổn định.
Câu 18: Mỹ Latinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc do
- A. nguồn lương thực lớn và khí hậu lạnh.
-
B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.
- C. nguồn thức ăn công nghiệp phong phú.
- D. ngành công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 19: Cho bảng số liệu:
GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH NĂM 2017 (Đơn vị: tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP của các quốc gia Mĩ Latinh so với thế giới?
- A. Đường.
- B. Cột.
- C. Miền.
-
D. Tròn.
Cho bảng số liệu:
GDP VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH NĂM 2014
(Đơn vị: Tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia?
- A. Cột chồng.
-
B. Cột ghép.
- C. Miền.
- D. Đường.