Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối bài 9: Liên minh Châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn(P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 9 Liên minh Châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn- sách Địa lí 11 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính đến năm 2021, EU có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 26. 
  • B. 27.  
  • C. 28.
  • D. 29.

Câu 2: Cộng đồng châu Âu được thành lập với bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5. 
  • D. 6. 

Câu 3: Quốc gia nào sau đây không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A. Anh. 
  • B. Pháp.
  • C. Đức. 
  • D. Áo. 

Câu 4: Hiệp ước Ma – xtrich có hiệu lực từ

  • A. 1 – 11 – 1991.   
  • B. 1 – 11 – 1991.  
  • C. 1 – 11 – 1993.  
  • D. 1 – 11 – 1995. 

Câu 5: Các thành viên ban đầu của Cộng đồng Than – Thép châu Âu là?

  • A. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc – xăm – bua.  
  • B. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Ba Lan, Lúc – xăm – bua.  
  • C. Pháp, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Phần Lan, Lúc – xăm – bua.  
  • D. Pháp, CHLB Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan, Lúc – xăm – bua.  

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu?

  • A. Năm 1967, Cộng đồng kinh tế châu Âu hợp nhất với Cộng đồng Than và Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu. 
  • B. Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2021).
  • C. Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Paris (Pháp).
  • D. Năm 2020, Anh rời khỏi EU.

Câu 7: Cộng đồng châu Âu được thành lập không từ sự hợp nhất của Cộng đồng nào?

  • A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
  • B. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
  • C. Cộng đồng Than – Thép châu Âu.
  • D. Cộng đồng Xã hội châu Âu.

Câu 8: Đâu là những trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma – xtrich?

  • A. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành động để gìn giữ hoà bình; Chính sách an ninh EU.
  • B. Cộng đồng châu Âu, Chính sách Đối ngoại và an ninh, Hợp tác về tư pháp và nội vụ.  
  • C. Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu. 
  • D. Liên minh thuế quan, Thị trường nội địa, Liên minh kinh tế và tiền tệ.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về quy mô nền kinh tế của EU?

  • A. Năm 2021, GDP của EU chiếm 17,8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới.   
  • B. Ba nền kinh tế lớn nhất EU là CHLB Đức, Pháp, Bỉ.  
  • C. EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. 
  • D. CHLB Đức, Pháp, I – ta – li – a thuộc các nhóm quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về thương mại của EU?

  • A. EU là một trung tâm thương mại lớn trên thế giới.   
  • B. Năm 2021, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU lớn thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. 
  • C. EU hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.    
  • D. Các hoạt động thương mại của EU tác động đến thị trường toàn cầu là xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, mua sắm công và quyền sở hữu trí tuệ.  

Câu 11: Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nào trong kinh tế?

  • A. Thương mại.
  • B. Quốc phòng. 

  • C. Tài chính ngân hàng.

  • D. Nông nghiệp. 

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với lĩnh vực đầu tư nước ngoài của EU?  

  • A. EU có giá trị đầu tư ra nước ngoài đứng đầu thế giới (2021). 
  • B. Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của EU cao thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ, năm 2021).
  • C. EU góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở các nước theo hướng bình đẳng, minh bạch và thuận lợi hơn. 
  • D. Đầu tư của EU tập trung nhiều vào các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác khoáng sản. 

Câu 13: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là?

  • A. Ô tô, máy bay, các mặt hàng điện tử. 
  • B. Ô tô, may bay, dược phẩm, nông sản.   
  • C. Các mặt hàng điện tử, nông sản, khoáng sản.    
  • D. Dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 14: Quốc gia nào sau đây là thị trường lớn nhất của EU? 

  • A. Hoa Kỳ.  
  • B. Nhật Bản. 
  • C. Trung Quốc.   
  • D. Singapore. 

Câu 15: Đâu không phải là trung tâm tài chính lớn của khu vực? 

  • A. Pa – ri (Pháp). 
  • B. Phran – phuốc (CHLB Đức).
  • C. Am – xtec – đam (Hà Lan).
  • D. Brúc – xen (Bỉ).

Câu 16: Bốn mặt tự do lưu thông trong Liên minh châu Âu là?

  • A. Tự do trao đổi hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn, tự do lưu thông các công trình nghiên cứu.
  • B. Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn.
  • C. Tự do đi lại, tự do trao đổi hàng hóa, tự do trao đổi tiền vốn, tự do trao đổi thông tin.
  • D. Tự do di chuyển, tự do trong giao thông vận tải, tự do buôn bán, tự do trao đổi thông tin.

Câu 17: Có bao nhiêu quốc gia sử dụng đồng tiền chung Ơ – rô?

  • A. 18.
  • B. 19.  
  • C. 20. 
  • D. 21.

Câu 18: Đâu không phải là lợi ích khi sử dụng đồng tiền chung Ơ – rô?

  1. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. 

  • B. Tạo ra sự bình đẳng trong phát triển kinh tế của các nước thành viên.   
  • C. Bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của EU khỏi những khủng hoảng.  
  • D. Giảm sự phụ thuộc vào các loại tiền tệ khác.

Câu 19: Ý nào không thể hiện lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU?

  • A. Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
  • B. Thực hiện chung một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu.
  • C. Tự do lưu thông buôn bán trong toàn châu Âu mà không phải chịu thuế.
  • D. Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt tự do lưu thông.

Câu 20: Sản phẩm biểu hiện cao nhất tính hiện đại và sự hợp tác rất chặt chẽ giữa các nước EU trong sản xuất và dịch vụ là?

  • A. Máy bay Ebớt A380.
  • B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng - Sơ.
  • C. Đồng ơ-rô.
  • D. Liên kết vùng Ma-xơ và Rai-nơ.

Câu 21: Một chiếc tàu hỏa của Hà Lan được bán sang Pháp không phải chịu thuế nằm trong tự do lưu thông nào sau đây?

  • A. Tự do lưu thông dịch vụ. 
  • B. Tự do di chuyển.
  • C. Tự do lưu thông tiền vốn.
  • D. Tự do lưu thông hàng hóa. 

Câu 22: Các nước thành viên EU đến nay vẫn chưa sử dụng Ơ-rô là đồng tiền chung?

  • A. Anh, Đan Mạch, Thụy Điển. 
  • B. Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. 
  • C. Áo, Đan Mạch, Anh.   
  • D. Thụy Điển, Hi lạp, Bỉ.   

Câu 23: Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập Liên minh châu Âu?

  • A. Pháp.  
  • B. Bỉ.
  • C. Thụy Sĩ.
  • D. Hà Lan.  

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?

  • A. Là tổ chức kinh tế có dân số đông nhất thế giới.
  • B. Là tổ chức kinh tế chi phối hoạt động thương mại thế giới.
  • C. Là tổ chức kinh tế có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
  • D. Là tổ chức kinh tế có ít thành viên nhất so với các tổ chức khác.

Câu 25: Đồng tiền chung của EU (EURO) được sử dụng chính thức từ năm?

  • A. 1999.
  • B. 2000.
  • C. 2001. 
  • D. 2002.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.