TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trung Quốc có diện tích khoảng:
-
A. 9,6 triệu km2.
- B. 9,7 triệu km2.
- C. 9,9 triệu km2.
- D. 10 triệu km2.
Câu 2:Trung Quốc tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?
- A. 12.
- B. 13.
-
C. 14.
- D. 15.
Câu 3: Trung Quốc tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương.
-
B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Bắc Băng Dương.
Câu 4: Phía bắc của Trung Quốc tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
- A. Việt Nam.
-
B. Mông Cổ.
- C. CHDCND Triệu Tiên.
- D. Ấn Độ.
Câu 5: Địa hình Trung Quốc chủ yếu là?
- A. Đồng bằng, đồi núi thấp và cao nguyên.
- B. Đồng bằng và đồi núi thấp.
- C. Núi và đồng bằng châu thổ.
-
D. Núi, sơn nguyên và cao nguyên.
Câu 6: Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là
-
A. Đồng bằng và đồi núi thấp.
- B. Cao nguyên, bồn địa và hoang mạc.
- C. Núi, cao nguyên xen bồn địa.
- D. Núi cao, đồ sộ và hoang mạc.
Câu 7: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do?
- A. Ảnh hưởng của núi.
- B. Địa hình chia thành 2 miền đông – tây.
-
C. Khí hậu khắc nghiệt.
- D. Diện tích rộng lớn.
Câu 8: Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.
-
B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.
- C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.
- D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.
Câu 9: Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?
- A. Cận nhiệt đới gió mùa.
- B. Cận nhiệt đới lục địa.
- C. Ôn đới gió mùa.
-
D. Ôn đới lục địa.
Câu 10: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
- A. Khí hậu cận nhiệt đới.
- B. Khí hậu ôn đới hải dương.
- C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
-
D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 11: Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
- A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
- B. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
-
C. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
- D. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của Trung Quốc?
- A. Miền Đông có khí hậu gió mùa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô.
- B. Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và giữa các mùa khá lớn.
-
C. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, khu vực phía nam có khí hậu gió mùa.
- D. Ở các vùng núi và cao nguyên ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.
Câu 13: Đa số các sông ở Trung Quốc:
- A. Bắt nguồn từ vùng núi phía đông và chảy ra các biển ở phía tây.
-
B. Bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.
- C. Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và chảy ra các biển ở phía nam.
- D. Bắt nguồn từ vùng núi phía tây bắc và chảy ra các biển ở phía đông nam.
Câu 14: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
-
A. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
- B. Than đá, khí tự nhiên, kẽm.
- C. Kim cương, than đá, đồng.
- D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.
Câu 15: Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản nào sau đây?
- A. Kim cương và than đá.
- B. Than đá và khí tự nhiên.
-
C. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
- D. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
- A. Miền Tây là thượng nguồn của các sông, miền Đông là hạ nguồn các con sông.
-
B. Miền Đông giàu có về tài nguyên khoáng sản còn miền Tây nghèo khoáng sản.
- C. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
- D. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dân cư Trung Quốc?
- A. Tỷ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng tăng.
- B. Cơ cấu giới tính khá cân bằng.
-
C. Là quốc gia có số dân đông thứ hai thế giới (sau Ấn Độ).
- D. Phân bố không đồng đều, mật độ dân số khá thấp.
Câu 18: Năm 2020, số dân của Trung Quốc là bao nhiêu?
- A. Hơn 1,7 tỉ người.
- B. Hơn 1,6 tỉ người.
- C. Hơn 1,5 tỉ người.
-
D. Hơn 1,4 tỉ người.
Câu 19: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì:
- A. Ít thiên tai.
- B. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.
- C. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
-
D. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?
- A. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây.
-
B. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở khu vực phía Đông.
- C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
- D. Dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.
Câu 21: Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do?
-
A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu).
- B. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
- C. Nhiều hoang mạc, bồn địa.
- D. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
Câu 22: Đâu là đô thị có từ 10 triệu người trở lên ở Trung Quốc?
- A. Vũ Hán.
- B. Đại Liên.
-
C. Trùng Khánh.
- D. Cáp Nhĩ Tân.
Câu 23: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
-
A. Lao động phân bố đều trong cả nước.
- B. Lao động có chất lượng ngày càng cao.
- C. Lực lượng lao động dồi dào.
- D. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
Câu 24: Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?
- A. Người Hán chiếm tới 90% dân số.
- B. Dân thành thị chiếm 61,0% dân số (2020).
-
C. Có trên 56 dân tộc cùng chung sống.
- D. Dân tộc thiểu số sống ở vùng núi.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về xã hội Trung Quốc?
-
A. Không có sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng (miền Đông và miền tây, thành thị và nông thôn).
- B. Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của văn minh thế giới.
- C. Giáo dục được chú trọng nên chất lượng nguồn lao động được cải thiện.
- D. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được đẩy mạnh.