ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHU VỰC MỸ LA TINH
Câu 1: Kinh tế nhiều quốc gia Mỹ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do:
- A. San sẻ quyền lợi của các công ty tư bản nước ngoài.
-
B. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước.
- C. Cải cách ruộng đất triệt để.
- D. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài.
Câu 2: Nguyên nhân kinh tế Mỹ La tinh phát triển không ổn định là:
- A. Sự can thiệp của nước ngoài.
- B. Trình độ dân trí thấp.
-
C. Chính sách kinh tế không phù hợp, chính trị không ổn định.
- D. Tài nguyên nghèo, cạn kiệt nhanh.
Câu 3: Vị trí của Mỹ La tinh là:
- A. Nằm ở bán cầu Đông giữa hai đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- B. Nằm ở bán cầu Tây giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- C. Nằm ở bán cầu Đông giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, từ Hoa Kỳ đến Ac-hen-ti-na.
-
D. Nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, từ 38oB đến 52oN.
Câu 4: Một số khoáng sản nổi tiếng của Mỹ La tinh gồm các loại?
- A. Phốt phát, than, uran, vonfram.
-
B. Dầu mỏ, sắt, bô-xít, vàng, bạc.
- C. Dầu mỏ, than, uranium, kim cương.
- D. Đá vôi, apatit, phốt-phát, vonfram.
Câu 5: Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mỹ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho:
-
A. Các nhà tư bản, các chủ trang trại.
- B. Đại bộ phận dân cư.
- C. Người dân bản địa (người Anh-điêng).
- D. Người da đen nhập cư.
Câu 6: Những khó khăn về điều kiện tự nhiên của Mỹ La tinh thường phải đối mặt là:
- A. Nạn bão cát, tuyết rơi mùa đông.
- B. Nạn hạn hán kéo dài, thiếu nước sản xuất.
-
C. Động đất, bão, lũ.
- D. Nạn phá hoại mùa màng của côn trùng.
Câu 7: Kênh đào Pa-na-ma là kênh nối liền 2 đại dương nào sau đây?
- A. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.
-
B. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương.
- C. Ấn Độ Dương - Địa Trung Hải.
- D. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương.
Câu 8: Dãy núi dài nhất và cao nhất ở Mỹ La tinh có tên là:
- A. Himalaya.
- B. Alpơ.
-
C. Andes.
- D. Coocdie.
Câu 9: Mỹ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Điều kiện sống ở các thành phố lớn rất thuận lợi.
- B. Chiến tranh ở các vùng nông thôn xảy ra nhiều nơi.
- C. Công nghiệp ở đô thị phát triển với tốc độ nhanh.
-
D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.
Câu 10: Mỹ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013 gần 79%) có nguyên nhân chủ yếu là do:
- A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn.
- B. Điều kiện sống ở thành phố của Mỹ La tinh rất thuận lợi.
-
C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.
- D. Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh.
Câu 11: Mỹ La tinh giáp với các đại dương nào?
- A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
- B. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
- C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
-
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La- tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài:
- A. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.
- B. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
- C. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
-
D. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.
Câu 13: Năm 2004, quốc gia có số nợ nước ngoài cao nhất trong khu vực Mỹ La tinh là:
- A. Bra-xin.
-
B. Ác-hen-ti-na.
- C. Mê-hi-cô.
- D. Chi-lê.
Câu 14: Nhân tố quan trọng làm cho Mỹ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là:
- A. Thị trường tiêu thụ.
- B. Có nhiều cao nguyên.
-
C. Có khí hậu nhiệt đới.
- D. Có nhiều loại đất khác nhau.
Câu 15: Mĩ Latinh bao gồm các bộ phận lãnh thổ:
- A. Trung Mĩ và quần đảo Caribê.
-
B. Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê.
- C. Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- D. Quần đảo Caribê và Nam Mĩ.
Câu 16: Tốc độ phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh có đặc điểm gì?
-
A. Đa số tốc độ phát triển kinh tế không đều.
- B. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng tăng liên tục.
- C. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.
- D. Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm.
Câu 17: Lưu vực sông có diện tích lớn nhất thế giới ở Mỹ La tinh là:
-
A. Amazon.
- B. Ê-nit-xây.
- C. Nin.
- D. Parana.
Câu 18: Vùng có nhiều động đất, núi lửa và bão tập trung nhất ở Mỹ La tinh là:
- A. vùng eo đất Trung Mĩ.
-
B. vùng cao nguyên Bra-xin.
- C. vùng núi An-đéT phía Tây.
- D. vùng đồng bằng A-ma-zôn.
Câu 19: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mỹ La tinh là từ:
- A. Tây Ban Nha và Anh.
- B. Bồ Đào Nha và Nam Phi.
- C. Nhật Bản và Pháp.
-
D. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.
Câu 20: Dòng En-ni-nô khi xuất hiện ở Mỹ La tinh đã làm thay đổi khí hậu toàn cầu hoạt động trong vùng biển:
- A. Thái Bình Dương, chảy từ Nam cực lên đến biển Pê-ru.
- B. Thái Bình Dương, chảy từ xích đạo về đến biển Chi-lê.
-
C. Đại Tây Dương, chảy từ xích đạo về đến biển U-ru-goay.
- D. Đại Tây Dương, chảy từ Nam cực lên đến biển Bra-xin.
Câu 21: Nhận xét đúng nhất về khu vực Mỹ La tinh là:
-
A. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
- B. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít.
- C. Nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
- D. Nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh.
Câu 22: Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mỹ La tinh vì:
- A. Có diện tích rộng lớn.
-
B. Có đường xích đạo chạy qua gần giữa khu vực.
- C. Có đường chí tuyến Nam chạy qua.
- D. Bao quanh là các biển và đại dương.
Câu 23: Thuận lợi của tự nhiên Mỹ La tinh đối với phát triển kinh tế không phải là:
- A. Khoáng sản phong phú.
-
B. Có đủ các đới khí hậu.
- C. Có châu thổ sông Amadôn.
- D. Giàu tài nguyên rừng.
Câu 24: Mặc dù các nước Mỹ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do:
-
A. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
- B. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế- xã hội độc lập, tự chủ.
- C. duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài.
- D. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở.
Câu 25: Ý nào sau đây không thuộc giải pháp cải cách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Mỹ La tinh?
- A. Phát triển giáo dục.
- B. Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
- C. Quốc hữu một số ngành kinh tế.
-
D. Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.