ÔN TẬP CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 3)
Câu 1: Nhân tố quan trọng để đảm bảo an ninh toàn cầu là:
- A. An ninh biển đảo.
-
B. An ninh con người.
- C. An ninh đường xá.
- D. An ninh nông nghiệp.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?
- A. GDP bình quân đầu người cao.
- B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều.
-
C. Dân số đông và tăng nhanh.
- D. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
Câu 3: Nền kinh tế tri thức được dựa trên:
- A. Kĩ thuật và kinh nghiệm cổ truyền.
-
B. Tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao.
- C. Tri thức và kinh nghiệm cổ truyền.
- D. Công cụ lao động cổ truyền.
Câu 4: Mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế:
- A. Các nước phát triển giảm tỉ lệ thất nghiệp và luồng nhập cư từ nước ngoài.
- B. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
C. Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển.
- D. Tăng cường hợp tác giữa các nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
Câu 5: Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì:
- A. Khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão.
- B. Khoa học và công nghệ tạo nên các phát minh sáng chế.
- C. Phát triển khoa học và công nghệ là xu hướng chung của các nước.
-
D. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tạo ra các sản phẩm.
Câu 6: Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?
- A. Thành viên thứ 147.
- B. Thành viên thứ 148.
- C. Thành viên thứ 150.
-
D. Thành viên thứ 149.
Câu 7: Các nước đang phát triển không có đặc nào sau đây?
- A. GDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân thế giới.
- B. Tỉ trọng giá trị kinh tế khu vực nông – lâm – ngư nghiệp lớn.
-
C. Tuổi thọ cao hơn mức bình quân thế giới.
- D. HDI thấp hơn mức bình quân thế giới.
Câu 8: Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để?
-
A. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- B. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
- C. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- D. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Câu 9: Tính đến năm 2021, tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế có bao nhiêu thành viên?
-
A. 190 thành viên.
- B. 200 thành viên.
- C. 180 thành viên.
- D. 170 thành viên.
Câu 10: Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là:
- A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
- B. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau.
- C. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng.
-
D. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 11: An ninh năng lượng được hiểu như thế nào?
-
A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.
- B. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, có giá thành cao.
- C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá cao.
- D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, có giá rẻ.
Câu 12: Vì sao đối với các nước đông dân, sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu?
-
A. Đảm bảo an ninh lương thực.
- B. Giá trị xuất khẩu.
- C. Nâng cao dinh dưỡng.
- D. Giải quyết lao động.
Câu 13: Cho bảng số liệu:
GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm
(Đơn vị: USD)
Các nước phát triển | Các nước đang phát triển | ||
Tên nước | GDP / người | Tên nước | GDP / người |
Thụy Điển | 60381 | Cô-lôm-bi -a | 7831 |
Hoa Kì | 53042 | In-đô-nê-xi-a | 3475 |
Niu Di – lân | 41824 | ấn độ | 1498 |
Anh | 41781 | Ê-ti-ô-pi-a | 505 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP/ người của các nước Thụy Điển, Hoa Kì, Ấn Độ, Ê-ti-ô-pi-a là.
- A. Biểu đồ tròn.
- B. Biểu đồ miền.
-
C. Biểu đồ cột.
- D. Biểu đồ đường.
Câu 14: Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?
-
A. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
- B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- C. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không chính xác về các công ty xuyên quốc gia?
- A. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.
- B. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn.
- C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
-
D. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước.
Câu 16: Tiêu cực trong quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia:
- A. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.
- B. Tự do hóa thương mại toàn cầu.
-
C. Tự chủ về kinh tế, quyền lực.
- D. Thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.
Câu 17: Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
- A. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.
- B. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô–xtrây-li-a.
-
C. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
- D. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây –li-a.
Câu 18: Đâu là sự khác biệt giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa?
- A. Làm gia tăng về cường độ và khối lượng của các quan hệ kinh tế quốc tế.
- B. Giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả trên quy mô lớn.
-
C. Loại bỏ các trở ngại về rào cản trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia.
- D. Là sự mở rộng, gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Câu 19: Vai trò to lớn của tổ chức thương mại thế giới là:
-
A. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
- B. Giải quyết xung đột giữa các nước.
- C. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
- D. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
Câu 20: Khu vực hóa kinh tế đặt ra các vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết đó là:
- A. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
-
B. sự tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.
- C. tăng nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm.
- D. các nước phải hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
Câu 21: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở nào?
- A. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.
-
B. Những quốc gia này giàu tài nguyên thiên nhiên.
- C. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
- D. Những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa – xã hội.
Câu 22: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm?
-
A. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.
- B. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
- C. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
- D. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
Câu 23: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để:
- A. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
- B. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.
- C. Thúc đẩy tăng trưởng, và phát triển kinh tế.
-
D. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại.
Câu 24: Đâu là thách thức về mặt kinh tế của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?
- A. Các nước phát triển đã chuyển giao công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang.
- B. Các nước đang phát triển có thể khai thác công nghệ tiên tiến của nước khác.
- C. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình.
-
D. Các nước đang phát triển buộc phải làm chủ các ngành mũi nhọn, như: điện tử…
Câu 25: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của:
- A. chỉ những nước lớn.
-
B. tất cả các quốc gia trên thế giới.
- C. những nước đang phát triển.
- D. những nước đang có chiến tranh