Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Đâu là tên gọi của một thảm hoạ thiên nhiên?

  • A. Hạn hán.
  • B. Nguyệt thực.
  • C. Thuỷ triều.
  • D. Cực quang.

Câu 2:  Thiên tai là gì?

  • A. Là các thảm hoạ thiên nhiên.
  • B. Là một rủi ro của thiên nhiên.
  • C. Là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên.
  • D. Là các hiện tượng hạn hán, lũ lụt,...

Câu 3: Hành động nào dưới đây không được phép thực hiện sau khi lũ đi qua?

  • A. Đến gần bờ sông, suối hoặc nơi bị sạt lở.
  • B. Sử dụng màn khi ngủ để tránh côn trùng, muỗi đốt.
  • C. Không dùng lương thực đã bị ngấm nước lụt.
  • D. Vệ sinh môi trường, khử trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng. 

Câu 4: Để phát triển các làng nghề truyền thống trong thời buổi hội nhập, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn nào? 

  • A. Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • B. Công tác đào tạo nghề chưa phát huy được hiệu quả.
  • C. Nhiều ngành nghề chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công đoạn sản xuất nên năng suất còn thấp.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Trước khi bão đổ bộ, gia đình L đã nhanh chóng tích trữ rất nhiều mì gói, đồ hộp, nước sạch. Khi bão vào đất liền, tình trạng ngập lụt xảy ra khắp nơi. Bà H, hàng xóm nhà L hi vọng gia đình bạn có thể chia sẻ một chút thức ăn vì toàn bộ đồ trong nhà bà đã bị nước làm ướt hết? Nếu em là L trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Sẵn sàng chia sẻ cho bà nhưng vẫn phải đảm bảo gia đình có đủ thức ăn để cầm cự qua bão.
  • B. Không chia sẻ vì dù sao bà cũng chỉ là hàng xóm.
  • C. Chỉ chia sẻ khi bà chịu trả tiền hoặc đổi bằng đồ vật có giá trị.
  • D. Đem tất cả cho bà, chỉ giữ lại một ít cho cả nhà.

Câu 6:  Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của các làng nghề truyền thống?

  • A. Là môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời.
  • B. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác.
  • C. Các nghề truyền thống không có tác dụng gì trong việc quá trình phát triển du lịch.
  • D. Nghệ nhân là những người đúc kết tinh hoa của những nghề truyền thống.

Câu 7: Trong trường hợp phát hiện có người đang bị lũ cuốn đi, chúng ta cần phải ứng phó như thế nào?

  • A. Lập tức nhảy xuống cứu người.
  • B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh, dùng gậy, sào, cành cây dài,... để người gặp nạn có thể bám lấy và nhanh chóng kéo họ vào bờ.
  • C. Liên hệ với đội cứu hộ.
  • D. Tất cả các phương án trên . 

Câu 8: Tại sao phải tuân thủ kỉ luật lao động trong quá trình làm việc?

  • A. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  • B. Để năng suất làm việc cao hơn.
  • C. Để các sản phẩm làm ra bán được giá cao hơn.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 9: Khi bất ngờ xảy ra sạt lở đất, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là gì?

  • A. Thu gom tiền bạc và các đồ vật có giá trị.
  • B. Lấy thật nhiều đồ ăn để đem theo.
  • C. Nhanh chóng chạy ra khỏi nhà, khu vực xảy ra sạt lở.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Nghề truyền thống là một trong những giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy.
  • B. Nghề truyền thống là giá trị tinh thần của dân tộc và của các nghệ nhân.
  • C. Các nghề truyền thống chỉ có giá trị tinh thần, văn hoá, không đem lại giá trị về kinh tế.
  • D. Tất cả mọi người đều có thể góp phần vào việc gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc. 

Câu 11: Dịch bệnh nào thường xảy ra sau thiên tai?

  • A. Sốt xuất huyết.
  • B. Ebola.
  • C. Covid-19.
  • D. Dịch hạch.

Câu 12: Đâu là dụng cụ lao động cần có khi làm nghề đúc đồng?

  • A. Kẹp, gắp, khuôn đúc,...
  • B. Kim thêu, chỉ, tơ,...
  • C. Bào, đục,...
  • D. Thét, bìa, chậu sành...

Câu 13: Là một học sinh, em có thể làm gì để giảm thiểu biến đổi khí hậu? 

  • A. Đi bằng phương tiện công cộng hoặc đi bộ đến trường.
  • B. Tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà, khỏi lớp.
  • C. Trồng cây xanh tại nhà, ở cửa sổ lớp học,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14:  Làm thế nào để sử dụng an toàn các dụng cụ lao động khi làm nghề?

  • A. Sử dụng dụng cụ phù hợp với vật liệu và thao tác.
  • B. Có đồ bảo hộ lao động phù hợp.
  • C. Tuyệt đối cẩn thận, không hướng phần sắc nhọn vào mình và người khác.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Tại sao trồng cây xanh là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu?

  • A. Cây hấp thụ CO2, loại bỏ và dự trữ carbon trong khi giải phóng oxy trở lại vào không khí, giúp giảm hiệu ứng nhà kính.
  • B. Cây hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm, giúp làm sạch không khí.
  • C. Giúp giữ đất, giữ nước ở các sườn núi, hạn chế sạt lở, lũ lụt,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Việt Nam?

  • A. Sen.
  • B. Đông Hồ.
  • C. Vạn Phúc.
  • D. Thanh Hà.

Câu 17: Bố mẹ T làm nghề lao công nhưng bạn chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ hay tự ti. Mặt khác bạn luôn rất thoải mái chia sẻ về họ. Sau giờ học, T còn nấu cơm mang ra chỗ bố mẹ và làm đỡ việc để bố mẹ nghỉ ngơi ăn cơm. Em thấy T là một người như thế nào?

  • A. T là một người con hiếu thảo.
  • B. T là một người rất hiểu chuyện.
  • C. T rất yêu thương bố mẹ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Nghề truyền thống là gì?

  • A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.
  • B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
  • C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19: Trong giờ làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp viết về gia đình mình và chọn một vài bài hay để đọc trước lớp. N được cô giáo gọi đứng lên đọc bài nhưng cả lớp đều phá lên cười khi bạn chia sẻ bố của mình làm nghề xe ôm? Nếu em là bạn thân của N, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Yêu cầu các bạn tôn trọng N và bố của N, không cười nữa để lắng nghe bạn chia sẻ.
  • B. Tỏ ra không quan tâm.
  • C. Bỏ ngoài tai, tập trung viết bài của mình.
  • D. Cười cùng với các bạn trong lớp.

Câu 20: G là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Ngoài giờ học, G thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện do trường, địa phương tổ chức. Trong một lần đi tình nguyện, G bắt gặp một nhóm học sinh chuẩn bị ra về sau buổi cắm trại ven sông. Xung quanh đều là rác, vỏ hộp đồ ăn, lon nước uống,... nhưng không bạn nào có ý định thu dọn. Nếu là G trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết nhóm bạn đó.
  • B. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông.
  • C. Liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
  • D. Cả B và C đều được.

Câu 21: Bài hát nào sau đây không viết về người lao động?

  • A. Những ánh sao đêm.
  • B. Bài ca xây dựng.
  • C. Bay qua biển Đông.
  • D. Tôi là người thợ lò.

Câu 22: G là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Ngoài giờ học, G thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện do trường, địa phương tổ chức. Trong một lần đi tình nguyện, G bắt gặp một nhóm học sinh chuẩn bị ra về sau buổi cắm trại ven sông. Xung quanh đều là rác, vỏ hộp đồ ăn, lon nước uống,... nhưng không bạn nào có ý định thu dọn. Nếu là G trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết nhóm bạn đó.
  • B. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông.
  • C. Liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
  • D. Cả B và C đều được.

Câu 23: Yếu tố nào sau đây ở người lao động không tạo nên giá trị của nghề?

  • A. Đúng thời gian.
  • B. Cẩu thả.
  • C. Kiên trì.
  • D. Tận tâm.

Câu 24: Hành động nào sau đây thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên?

  • A. Tái chế vỏ chai đã qua sử dụng làm chậu trồng hoa.
  • B. Phân loại rác trước khi đem vứt.
  • C. Tham gia chương trình tình nguyện để vệ sinh tượng đài ở địa phương.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động? 

  • A. Không tắt điện khi ra khỏi phòng.
  • B. Dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu về các nghề truyền thống.
  • C. Không mời nước bác thợ sửa ống nước khi bác đến nhà mình sửa chữa.
  • D. Phớt lờ các bác nhân viên vệ sinh ở khu chung cư.

Câu 26: Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, chúng ta nên có thái độ như thế nào?

  • A. Khó chịu.
  • B. Vui vẻ, biết ơn.
  • C. Tức giận.
  • D. Thờ ơ, không quan tâm.

Câu 27: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với người lao động? 

  • A. Không gần ngại cùng bố mẹ đẩy rau ra chợ bán.
  • B. Mua ủng hộ và động viên bác bán trứng ở chợ khi bác không bán được hàng.
  • C. Sẵn lòng giúp cô lao công đẩy xe rác nặng.
  • D. Để thừa cơm và thức ăn.

Câu 28: Để giữ gìn vệ sinh lớp học, em không nên làm hành động nào dưới đây?

  • A. Tích giấy rác trong ngăn bàn, cuối tuần vứt một thể.
  • B. Lau dọn bàn ghế, cửa sổ,... thường xuyên.
  • C. Mỗi ngày trực nhật đều lau bảng, giặt khăn lau bảng sạch sẽ.
  • D. Đề nghị với cô giáo để trồng một vài loại cây xanh ở cửa sổ lớp học.

Câu 29: Đâu không phải là cách để có được những kỉ niệm đẹp với bạn bè? 

  • A. Luôn tỏ ra lầm lì, khép kín, ít giao tiếp với bạn bè.
  • B. Luôn hoà đồng, thân thiện với tất cả mọi người.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường.
  • D. Chủ động lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động trong phạm vi lớp học.

Câu 30: Cười mỉm là cười như thế nào?

  • A. Cười không phát ra tiếng.
  • B. Cười với âm lượng nhỏ.
  • C. Cười với âm lượng hơi to.
  • D. Cười với âm lượng to đến rất to.

Câu 31: Làm thế nào để có một kì nghỉ hè an toàn và bổ ích?

  • A. Lên kế hoạch và thời gian cụ thể cho từng hoạt động.
  • B. Nhờ bố mẹ góp ý, giới thiệu một số hoạt động có thể tham gia.
  • C. Không tham gia các hoạt động có thể gây nguy hiểm: bơi lội, leo núi,... nếu không có người lớn đi cùng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 32: H thường xuyên dùng xe bus làm phương tiện đến trường. Vì sắp trễ giờ học nên khi xe bus đến, H cố gắng chen lấn để lên được xe, thậm chí còn có hành động đẩy một bạn học sinh khác ra để chiếm chỗ lên xe. Hành động của H là đúng hay sai?

  • A. Đúng vì xe bus là phương tiện công cộng, ai lên được xe thì người đó đi.
  • B. Sai vì H làm như vậy vô cùng thiếu ý thức, không chỉ gây ảnh hưởng đến bạn học sinh bị H xô đẩy mà còn gây khó chịu cho những người khác.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 33: Việc xây dựng chi tiết kế hoạch hè sẽ giúp chúng ta điều gì?

  • A. Không giúp ích điều gì cả.
  • B. Sắp xếp thời gian hợp lí thực hiện có hiệu quả những dự định của mình
  • C. Không lựa chọn được những hoạt động phù hợp.
  • D. Không biết cách phân bổ thời gian hợp lí. 

Câu 34: P đang trên đường về nhà sau giờ học bỗng gặp bà G, hàng xóm cũ của nhà P đang loay hoay với đống rau củ lăn lóc trên đất do túi rách. P thấy thế liền phụ giúp bà một tay, sau đó đưa bà về tận nhà. Mặc dù về muộn, bị mẹ trách mắng nhưng P rất vui vì đã giúp được bà. Theo em, P là một người như thế nào?

  • A. P rất thích đi lo chuyện bao đồng.
  • B. P rất biết cách ứng xử nơi công cộng.
  • C. P có tấm lòng nhân ái, luôn biết giúp đỡ người đang gặp khó khăn.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 35: Làm thế nào để chúng ta có thể cân bằng giữa việc học và các công việc đem lại khoản tiền thêm?

  • A. Lập thời gian biểu cụ thể, rõ ràng.
  • B. Cố gắng học tập thật tốt để nhận được các khoản tiền như học bổng, thưởng học sinh giỏi,...
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 36: Một hành động không tuân thủ quy tắc ứng xử nơi công cộng sẽ gây ra ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Gây khó chịu cho những người xung quanh.
  • B. Tạo ra những xung đột không đáng có.
  • C. Để lại ấn tượng xấu, cái nhìn không tốt cho mọi người.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37: Tại sao chúng ta cần phải chi tiêu cho công việc học tập?

  • A. Để phát triển bản thân và có điều kiện học tập tốt hơn.
  • B. Để không bị thầy cô mắng.
  • C. Để không thua kém bạn bè.
  • D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 38:  Nguyên tắc chi tiêu cá nhân gồm những yếu tố nào?

  • A. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • B. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết thực với cá nhân trong từng hoàn cảnh.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 39: Gia đình bạn A có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài giờ học, bạn phụ giúp gia đình bán rau, bán gà vịt ngoài chợ để kiếm thêm thu nhập. Mặc dù vậy, thành tích học tập của bạn vẫn rất tốt. Em có nhận xét gì về bạn A?

  • A. Bạn là một người con rất hiếu thảo.
  • B. Bạn là một người rất mạnh mẽ, có ý chí vươn lên.
  • C. Bạn rất thông minh, biết cách sắp xếp, tổ chức thời gian hợp lí.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 40: Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình gồm những lựa chọn nào?

  • A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  • B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  • C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ