NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người gây ra sự biến đổi khí hậu?
- A. Khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức.
- B. sử dụng phân bón thuốc trừ sâu quá mức.
- C. Khí thải từ các phương tiện giao thông.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
-
A. Cách bảo vệ bản thân tốt nhất trước các thiên tai là hãy yêu và bảo vệ thiên nhiên như nó vốn có.
- B. Các thảm hoạ thiên nhiên xuất phát từ sự biến đổi tự nhiên của môi trường.
- C. Thiên nhiên chỉ mang lại cho cơn người sự sống trên Trái Đất, không gây ra bất cứ khó khăn gì.
- D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Hành động nào sau đây không nên làm khi trời đang mưa bão?
- A. Ngắt điện toàn bộ các thiết bị điện tử, điện thoại khi có sấm sét.
-
B. Trú, tránh dưới gốc cây, cột điện.
- C. Trú ẩn trong nhà, trường học,...
- D. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.
Câu 4: Quạt có tác dụng gì trong đời sống con người?
- A. Làm mát, hạ nhiệt.
- B. Tạo gió cho các hoạt động: nhóm lửa, quạt than,...
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Hoạt động nào sau đây nên làm trước khi có bão, lũ?
- A. Theo dõi thông tin về bão, lũ trên báo, đài.
- B. Kiểm tra toàn bộ nhà: cửa chính, cửa sổ, mái nhà,... và nguồn nước để kịp thời sửa chữa nếu cần thiết.
- C. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men,...
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Tiêu chí đánh giá một tờ rơi quảng bá sản phẩm nghề truyền thống không bao gồm ý nào sau đây?
-
A. Tiếp cận được bao nhiêu đối tượng.
- B. Tranh, ảnh đẹp.
- C. Bố cục hợp lí, màu sắc hài hoà.
- D. Lời bình ngắn gọn, hấp dẫn.
Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất?
-
A. Sự vận động của địa hình tại các vùng núi.
- B. Tình trạng phá rừng để trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy,...
- C. Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại khu vực miền núi làm thay đổi địa hình, tác động đến độ ổn định kết cấu địa chất.
- D. Không có sự kiểm soát chặt chẽ khi xây dựng các hồ, đập, thuỷ điện,...
Câu 8: Theo em, việc hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống có tác dụng gì?
- A. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
- B. Phân luồng lao động.
- C. Đào tạo nguồn lao động trình độ cao cho các làng nghề.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Con người cần phải có thái độ như thế nào để có thể ứng phó với nguy cơ sạt lở?
- A. Bình tĩnh, không hoảng loạn.
- B. Cẩn thận, nhanh trí, không liều lĩnh.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống bằng phương tiện nào?
- A. Internet.
- B. Tờ rơi, sách báo.
- C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Hoạt động nào sau đây nên làm trước nguy cơ sạt lở?
- A. Tỉm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất.
- B. Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện dấu hiệu sạt lở.
- C. Chuẩn bị thức ăn, nước uống và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây,…
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Theo em, tại sao chúng ta phải giữ gìn và tiếp nối các nghề truyền thống của dân tộc?
- A. Vì các nghề truyền thống là một bộ phận không thể thiếu, góp phần tạo nên các giá trị văn hoá của dân tộc.
- B. Vì các làng nghề là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc.
- C. Vì các làng nghề đem lại giá trị về kinh tế, tạo ra việc làm và thu nhập cho rất nhiều gia đình.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Chúng ta có thể tái chế các vật dụng nào sau đây?
- A. Xốp.
- B. Giấy ướt.
-
C. Chai, lọ bằng nhựa, thuỷ tinh.
- D. Pin.
Câu 14: Đâu là dụng cụ lao động cần có khi làm nghề mộc?
- A. Kẹp, gắp, khuôn đúc,...
-
B. Kim thêu, chỉ, tơ,...
- C. Bào, đục,...
- D. Thét, bìa, chậu sành...
Câu 15: P là học sinh lớp 6A1. Bạn có thói quen thu gom vỏ chai nước, vỏ lon mà các bạn trong lớp vứt đi để làm thành hoa nhựa, bình cắm, chậu trồng cây,... và sử dụng tại nhà. Theo em, P là một người như thế nào?
- A. P rất có ý thức bảo vệ môi trường.
- B. P là một người có khiếu sáng tạo.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 16: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?
- A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
- B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 17: Nghề nào có thể tạo ra các đồ vật như: giường, tủ, bàn ghế,... để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?
-
A. Thợ mộc.
- B. Công nhân.
- C. Kĩ thuật viên.
- D. Kiến trúc sư.
Câu 18: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các loại hoa, cây cảnh?
-
A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
- B. Khoái Châu, Hưng Yên.
- C. Thanh Hà, Quảng Nam.
- D. Phú Xuyên, Hà Nội.
Câu 19: Nghề nào có vai trò lên kế hoạch, thiết kế, giám sát các dự án kiến trúc cho công trình từ lúc bắt đầu khởi công đến khi dự án hoàn thành?
- A. Thợ mộc.
- B. Công nhân.
- C. Kĩ thuật viên.
-
D. Kiến trúc sư.
Câu 20: Theo em, việc tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè ứng xử văn minh nơi công cộng có cần thiết không?
-
A. Có vì nó sẽ giúp chúng ta xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, tránh xảy ra các cuộc tranh chấp, bất hoà không đáng có.
- B. Không vì dù sao cũng chỉ vận động được một số ít người, không đủ để làm thay đổi ý thức của tất cả mọi người.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 21: Đâu không phải là biểu hiện của yếu tố tận tâm?
- A. Cố gắng hết sức, làm hết trách nhiệm và khả năng để đạt được kết quả tốt đẹp.
-
B. Làm việc hời hợt, cẩu thả.
- C. Cam kết đạt được mục tiêu đến cùng bất chấp mợi gian khổ.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 22: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?
-
A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
- B. Thờ ơ, không quan tâm.
- C. Giả vờ không nhìn thấy.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 23: Biểu hiện nào sau đây đặc trưng cho yếu tố cẩn thận?
- A. Làm việc chu đáo, ít xảy ra sai sót, ít mắc lỗi.
- B. Luôn để tâm đến công việc và đảm bảo công việc được tiến hành chính xác nhất, đảm bảo an toàn.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 24: Khi thấy bạn bị ngã xe, em không nên làm gì?
-
A. Đứng cười và chụp ảnh bạn.
- B. Lập tức chạy đến đỡ bạn lên.
- C. Hỏi han bạn.
- D. Đưa bạn đến bệnh viện, trạm y tế,... nếu cần thiết.
Câu 25: Hành động nào sau đây không nên làm khi người lớn trong gia đình tranh luận về vấn đề giáo dục con?
-
A. Đứng về phía của bố hoặc mẹ để tranh luận.
- B. Cố gắng để không trở thành tâm điểm tranh luận của bố mẹ.
- C. Tự giác hoàn thành công việc.
- D. Đề nghị người lớn không tranh luận nữa.
Câu 26: Để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chúng ta cần phải làm gì?
- A. Bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.
- B. Tham gia chăm sóc và giữ gìn các công trình công cộng.
- C. Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 27: Luôn giữ gìn đường làng, ngõ phố sạch sẽ là hành động thể hiện thái độ tôn trọng người lao động ở khía cạnh nào?
- A. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.
-
B. Trân trọng các sản phẩm lao động.
- C. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
- D. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp.
Câu 28: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?
- A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
-
B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
- C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
- D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.
Câu 29: Hoạt động nào sau đây không được tổ chức trong dịp hè?
- A. Hoạt động thể thao, văn hoá văn nghệ ở khu dân cư.
- B. Sinh hoạt hè ở nhà văn hoá.
-
C. Tổng vệ sinh lớp học.
- D. Vui chơi, giải trí.
Câu 30: Cười ha ha là cười như thế nào?
- A. Cười không phát ra tiếng.
- B. Cười với âm lượng nhỏ.
-
C. Cười với âm lượng hơi to.
- D. Cười với âm lượng to đến rất to.
Câu 31: Hoạt động nào sau đây giúp rèn luyện sức khỏe bản thân?
-
A. Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- B. Nằm xem phim cả ngày.
- C. Ăn những món ăn mình thích.
- D. Dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ.
Câu 32: Cười hô hô là cười như thế nào?
- A. Cười không phát ra tiếng.
- B. Cười với âm lượng nhỏ.
- C. Cười với âm lượng hơi to.
-
D. Cười với âm lượng to đến rất to.
Câu 33: Vào dịp hè sắp tới, Hòa định rủ các bạn ra sông gần nhà Hòa bơi. Theo em, việc tự ý bơi tại sông mà không có người lớn trông coi có thể dẫn tới hậu quả gì?
- A. Không gây ra hậu quả gì.
-
B. Có thể gây chết đuối.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 34: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào trái với quy tắc ứng xử nơi công cộng?
- A. Giúp đỡ bà cụ qua đường.
-
B. Chen lấn, xô đẩy khi lên xe bus.
- C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.
- D. Báo cơ quan quản lí, tổ chức có thẩm quyền khi thấy những người vi phạm quy định nơi công cộng.
Câu 35: Bạn K rất thích một bộ đồ chơi kiểu mới nên đã dùng tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ cho để mang bộ đồ chơi về. Em có đồng tình với hành động của K hay không?
-
A. Không đồng tình vì K làm như vậy hoàn toàn sai với mục đích khi mẹ cho tiền.
- B. Đồng tình vì K hoàn toàn có thể vay tiền bạn bè để mua đò dùng học tập.
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 36: Tại sao chúng ta cần phải ứng xử có văn hoá?
- A. Để cho thấy chúng ta là người được giáo dục đàng hoàng.
- B. Để thể hiện sự tôn trọng với người khác.
- C. Để nhận được cái nhìn thiện cảm và sự tôn trọng của mọi người.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 37: Sau trận lũ lụt, gia đình M rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm chi tiêu, bạn đã cắt bỏ hầu hết các sở thích cá nhân, để dành tiền giúp đỡ bố mẹ trang trải cuộc sống. Theo em, M là một người như thế nào?
- A. M rất thông mình và biết tính toán.
- B. M là một người con hiếu thảo.
- C. M là một người tiết kiệm.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 38: Chúng ta cần lưu ý như thế nào khi lựa chọn chi tiêu với số tiền rất ít?
- A. Lựa chọn cho nhu cầu thiết yếu của bản thân.
- B. Chia sẻ nhu cầu thiết yếu của bạn bè khi cần thiết.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 39: Bạn D tự nhận là một con người rất tiết kiệm. Bạn hầu như không dùng tiền vào bất cứ việc gì, thậm chí còn không bao giờ mua đồ ăn sáng vì nghĩ chi tiền vào đồ ăn là không cần thiết. Theo em, suy nghĩ của D như vậy là đúng hay sai?
- A. Đúng vì như vậy bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền để chi tiêu vào những việc khác.
-
B. Sai vì bạn làm vậy tuy có thể tiết kiệm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 40: Khi sử dụng đồng tiền chúng ta có nên lựa chọn ưu tiên những nhu cầu đem lại niềm vui cho nhiều người không?
-
A. Có vì tiền là một phương tiện để giúp cho con người có được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
- B. Không vì tiền là của riêng, không thể chia sẻ.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác