Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu?

  • A. Do các quá trình tự nhiên.
  • B. Do hoạt động của con người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Biến đổi khí hậu là gì?

  • A. Là sự thay đổi liên tục của khí hậu.
  • B. Là sự thay đổi của khí hậu trong vòng 1 năm.
  • C. Là sự duy trì các trạng thái bình thường của khí hậu.
  • D. Là sự thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn.

Câu 3: Khi xảy ra lũ lụt, chúng ta nên thực hiện những việc nào?

  • A. Di chuyển đến nơi cao và an toàn.
  • B. Không đi lại, chơi đùa ở những nơi ngập lụt hay lội xuống nước khi có dây điện, cột điện bị đổ.
  • C. Mặc áo phao hoặc sử dụng các đồ vật có thể nổi.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Các nghề truyền thống không đem lại giá trị kinh tế cao.
  • B. Các nghề truyền thống hầu hết phải trải qua nhiều công đoạn và rất khó học.
  • C. Việc gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống cũng là một cách để quảng bá văn hoá Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là cần thiết để ứng phó sau bão?

  • A. Tiếp tục theo dõi thông tin trên báo, đài.
  • B. Tích trữ thêm lương thực, thực phẩm đề phòng mưa bão kéo dài.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm nghề truyền thống để làm tờ rơi tuyên truyền, chúng ta không cần tìm hiểu khía cạnh nào sau đây?

  • A. Sức mua của sản phẩm trên thị trường.
  • B. Đặc điểm địa lí, điều kiện tự nhiên của làng nghề truyền thống làm ra sản phẩm.
  • C. Nguyên vật liệu thực hiện sản phẩm đó.
  • D. Các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm.

Câu 7: Ở quê M, mọi người đều bơi rất giỏi, kể cả trẻ em. Vì thế khi xảy ra ngập lụt, các gia đình thường có thái độ rất chủ quan, thậm chí còn bơi lội, chơi đùa khi nước dâng lên. Theo em, sự chủ quan của họ có thể gây ra những hậu quả gì? 

  • A. Mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da,... do bơi lội trong nước bẩn.
  • B. Có thể gây thiệt hại về người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Theo em, các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp chúng ta có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với bản thân để thực hiện trách nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.
  • B. Tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống là một trong những hình thúc phù hợp nhất đối với học sinh trong công tác giữ gìn nghề truyền thống.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 9: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy sắp có nguy cơ sạt lở đất?

  • A. Các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại) xuất hiện dấu vết sạt lở.
  • B. Xuất hiện các vết nứt mới trên tường, trần, nền,... hoặc các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.
  • C. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường trở nên bấp bênh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Theo em, việc tuân thủ kỉ luật lao động trong quá trình làm việc được thể hiện như thế nào?

  • A. Tuân thủ quy định về thời gian.
  • B. Sắp xếp ngăn nắp, trật tự đổ dùng, dụng cụ tại chỗ làm việc.
  • C. Tuân thủ việc sử dụng công cụ an toàn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Đâu là cần thiết phải chuẩn bị trước nguy cơ sạt lở đất?

  • A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ.
  • B. Thức ăn, nước uống, đồ sơ cứu y tế.
  • C. Điện thoại.
  • D. Quần áo.

Câu 12: Theo em, một người nghệ nhân chân chính cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nào? 

  • A. Có trách nhiệm.
  • B. Trung thực.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Đâu là tiêu chí để đánh giá một tờ rơi tuyên truyền là đạt yêu cầu?

  • A. Sản phẩm ấn tượng nhất.
  • B. Nội dung giới thiệu đầy đủ, hấp dẫn.
  • C. Cách thức trưng bày sáng tạo, đẹp mắt, có tính thẩm mĩ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: “Chuốt gốm” là tên gọi khác của giai đoạn nào trong quá trình làm gốm?

  • A. Tráng men.
  • B. Làm đất.
  • C. Tạo hình sản phẩm.
  • D. Nung đốt sản phẩm.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vai trò của việc phân loại rác?

  • A. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm.
  • B. Góp phần làm tăng thu nhập cho các công nhân vệ sinh môi trường.
  • C. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.
  • D. Giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường.

Câu 16: Làng Vạn Phúc đặc trưng với nghề truyền thống nào?

  • A. Nặn tò he.
  • B. Chế tác đá mĩ nghệ.
  • C. Trồng chè.
  • D. Dệt lụa.

Câu 17: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Chỉ có những nghề lao động trí óc mới đáng tôn vinh.
  • B. Bất cứ nghề nào trong xã hội cũng đáng quý và đáng được trân trọng như nhau.
  • C. Những người lao động chân tay thường có học thức thấp.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 18: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các sản phẩm đồ gia dụng và sản phẩm mây tre đan?

  • A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
  • B. Khoái Châu, Hưng Yên.
  • C. Thanh Hà, Quảng Nam.
  • D. Phú Xuyên, Hà Nội.

Câu 19:Bạn M luôn có ước mơ trở thành một cô giáo vì đối với bạn, giáo viên là nghề đáng quý nhất trong tất cả các nghề. Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn hay không?

  • A. Đồng tình vì giáo viên là nghề đào tạo ra các thế hệ tương lai của đất nước.
  • B. Không đồng tình vì nghề nào cũng đáng quý, đáng được tôn vinh như nhau.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 20: M đang ngồi ở trạm chờ xe bus thì có một bà lão xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. M đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của M không?

  • A. Không đồng tình vì hành động của M thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
  • B. Đồng tình vì số lượng ghế ở nhà chờ có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 21: Nội dung bài hát “Bài ca người lao động” là gì?

  • A. Tôn vinh người lao động trong thời đại mới.
  • B. Liệt kê các nghề phổ biến hiện nay.
  • C. Viết về vai trò của người lao động.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 22: Thấy có người chen ngang, không chịu xếp hàng khi mua vé tham quan, em nên làm gì?

  • A. Cũng chen hàng như họ để nhanh chóng mua được vé.
  • B. Trực tiếp góp ý, yêu cầu họ không chen ngang như vậy.
  • C. Đùn đẩy người phía trước để người chen hàng kia không có chỗ đứng mua vé.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 23:  Biểu hiện nào sau đây đặc trưng cho yếu tố trung thực?

  • A. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải.
  • B. Sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
  • C. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Khi có thể giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?

  • A. Vui vẻ.
  • B. Tự hào.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 25: Chúng ta có thể làm gì để giới thiệu về giá trị nghề của bố mẹ, người thân? 

  • A. Vẽ tranh, làm thơ về nghề nghiệp của họ.
  • B. Làm video, các đoạn phim ngắn giới thiệu những giá trị mà nghề nghiệp của họ đem lại.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 26: Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?

  • A. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • B. Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng.
  • C. Tham gia cải tạo vườn trường.
  • D. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.

Câu 27: Luôn tươi cười, vui vẻ chào hỏi mọi người làm các nghề khác nhau khu dân cư là hành động thể hiện thái độ tôn trọng người lao động ở khía cạnh nào?

  • A. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.
  • B. Trân trọng các sản phẩm lao động.
  • C. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
  • D. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp.

Câu 28: Bài hát “Điều đó tuỳ thuộc hành động của chúng ta” viết về nội dung gì?

  • A. Bảo vệ môi trường.
  • B. Trách nhiệm của thế hệ trẻ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 29: Hoạt động nào sau đây thuộc các hoạt động vui chơi, giải trí?

  • A. Chơi trò chơi dân gian.
  • B. Tham gia câu lạc bộ nhảy hiện đại.
  • C. Chơi cờ cá ngựa.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 30: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  • A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
  • B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
  • C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
  • D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 31: Hoạt động nào sau đây thuộc các hoạt động tham quan du lịch?

  • A. Cùng bạn đọc truyện tranh.
  • B. Tham quan các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống.
  • C. Cùng bạn đạp xe đạp quanh xóm.
  • D. Nghe bà kể chuyện ngày xưa

Câu 32: Cười hi hi là cười như thế nào?

  • A. Cười không phát ra tiếng.
  • B. Cười với âm lượng nhỏ.
  • C. Cười với âm lượng hơi to.
  • D. Cười với âm lượng to đến rất to.

Câu 33: Bình dành thời gian của mình trong kỉ nghỉ hè vào chơi điện tử. Theo em, việc làm của Bình có phải là hoạt động hữu ích không? Vì sao

  • A. Có, vì sẽ giúp Bình cảm thấy vui vẻ.
  • B. Không, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của Bình và cũng không có lợi ích nào mang lại từ những trò chơi điện tử.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 34: Lớp 6A1 tổ chức đi tham quan viện bảo tàng dân tộc. Trong thời gian tham quan, hai bạn D và M thường xuyên đùa nghịch, cười nói, có những hành động sờ mó vào hiện vật. Khi lớp trưởng nhắc nhở, hai bạn lại tỏ ra khó chịu. Em có đồng tình với hành động của D và M hay không?

  • A. Không đồng tình vì hai bạn làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu gây hư hỏng hiện vật có thể phải đền bù rất nhiều tiền.
  • B. Đồng tình vì hai bạn chỉ là đùa nghịch đơn thuần, xuất phát từ sự tò mò, không hề có ác ý.

Câu 35: Học sinh có thể sử dụng các khoản tiền vào việc gì?

  • A. Mua đồ dùng học tập.
  • B. Ăn sáng.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 36: Theo em, yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến cách ứng xử của mỗi người?

  • A. Cách giáo dục của gia đình.
  • B. Phương pháp dạy bảo của thầy .
  • C. Ý thức của mỗi cá nhân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37: Các công việc, hoạt động nào sau đây học sinh không thể tham gia để có thêm khoản tiền cho bản thân?

  • A. Các công việc bán thời gian ở cửa hàng quần áo, quán trà sữa,...
  • B. Các việc làm của gia đình như: trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm bán lấy tiền,...
  • C. Học tập tốt để có học bổng, tiền thưởng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 38: Trong những nhu cầu dưới đây, đâu là nhu cầu thiết yếu với học sinh?

  • A. Mua đồ chơi.
  • B. Mua đồ trang điểm.
  • C. Dùng để chơi game.
  • D. Mua sách vở, đồ dùng học tập.

Câu 39:  Đâu là lí do để em có thể thực hiện chi tiêu?

  • A. Chi tiêu cho sở thích.
  • B. Chi tiêu cho đồ dùng học tập.
  • C. Chi tiêu khi thấy đồ được giảm giá hoặc ăn uống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 40: Trong những nhu cầu dưới đây, đâu là nhu cầu đáp ứng được cho nhiều người?

  • A. Mua thức ăn.
  • B. Mua quần áo mùa đông.
  • C. Mua đồ trang điểm.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ