Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là cách phản hồi đúng trong cuộc trò chuyện?

  • A. Nhắc lại ngắn gọn ý người nói.
  • B. Hỏi lại một vài ý để người nói giải thích rõ hơn.
  • C. Thể hiện sự đồng cảm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Đâu không phải là cách phản hồi đúng trong cuộc trò chuyện?

  • A. Hỏi những câu không liên quan đến câu chuyện.
  • B. Nhắc lại ngắn gọn ý người nói.
  • C. Hỏi lại một vài ý để người nói giải thích rõ hơn.
  • D. Thể hiện sự đồng cảm.

Câu 3: Thầy giáo muốn M phụ đạo giúp C trong thời gian C nghỉ ốm vì biết hai người là bạn thân, nhà lại gần nhau. Nhưng M từ chối vì hai bạn đang cãi nhau. Nếu là thầy giáo, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên M sớm chủ động làm hoà với C vì dù sao hai người cũng là bạn thân.
  • B. Gọi cả M và C đến để khuyên bảo và giúp hai bạn tháo bỏ khúc mắc.
  • C. Đi nhờ người khác phụ đạo cho C.
  • D. Bỏ qua mâu thuẫn giữa hai bạn, bắt M phải phụ đạo cho C.

Câu 4: Để có thể làm quen với một người bạn mới, chúng ta nên làm gì?

  • A. Chủ động giới thiệu bản thân mình và hỏi tên bạn.
  • B. Khẳng định trông bạn quen và hình như đã gặp ở đâu đó. 
  • C. Rủ bạn cùng tham gia một trò chơi hoặc một môn thể thao.
  • D. Tất cả các phương án trên.
 

Câu 5: Theo em, đâu là yếu tố để một thành viên mới trong lớp có thể nhanh chóng hoá nhập?

  • A. Sự chủ động, hoà đồng, vui vẻ của chính thành viên mới.
  • B. Sự đón nhận của các thành viên trong lớp.
  • C. Sự dẫn dắt, dạy bảo của thầy cô giáo.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Khi giao tiếp với thầy cô giáo, chúng ta cần có thái độ:

  • A. Lễ phép, chân thành.
  • B. Vui vẻ, thoải mái.
  • C. Khó chịu.
  • D. Kiêu căng. 

Câu 7: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Do sự bất đồng ý kiến.
  • B. Do ý thức của một số cá nhân. 
  • C. Do sự quan sát, bảo ban thiếu sát sao của phụ huynh, thầy cô giáo.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Em sẽ làm gì khi bị người khác đổ lỗi trong khi em không làm sai chuyện đó?

  • A. Về nhà tìm bố mẹ để họ thay em giải thích.
  • B. Hít thở sâu, bình tĩnh suy nghĩ và giải thích nhẹ nhàng với họ.
  • C. To tiếng, nặng lời với người đổ oan cho mình.
  • D. Không nói gì, chỉ lẳng lặng bỏ đi.

Câu 9: Trong giờ sinh hoạt lớp, khi thầy cô hỏi em về việc quên sách vở hoặc đồ dùng học tập, em sẽ ứng xử như thế nào?

  • A. Im lặng không nói gì.
  • B. Nhận lỗi và hứa sẽ soạn sách vở kĩ trước khi đi học. 
  • C. Trình bày lí do, giải thích quanh co với thầy cô.
  • D. Không nhận lỗi với thầy cô giáo.

Câu 10: Trong các ý dưới đây, đâu là tác hại của nước đá?

  • A. Làm chúng ta chóng mặt, buồn nôn.
  • B. Làm hỏng răng, gây viêm họng.
  • C. Gây đau bụng.
  • D. Khiến da nổi mụn.

Câu 11: Khi thầy cô gọi em trả lời câu hỏi liên quan đến bài học mà em không biết đáp án thì nên làm gì?

  • A. Đứng im, cúi mặt và không nói gì.
  • B. Cố gắng nói điều mình biết nhưng không liên qua đến câu hỏi. 
  • C. Nói lời xin lỗi thầy cô vì chưa học bài hoặc chưa chú ý nghe giảng.
  • D. Nói với thầy cô mình chưa hiểu rõ câu hỏi và nhờ thầy cô giải thích lại.

Câu 12: Theo em giữa một người hướng nội và một người hướng ngoại, ai sẽ là người kiểm soát cảm xúc hơn?

  • A. Người hướng nội.
  • B. Người hướng ngoại.
  • C. Hai người như nhau.
  • D. Lúc người hướng nội nhanh hơn, lúc người hướng ngoại nhanh hơn.

Câu 13: Theo em, gia đình là gì?

  • A. Gồm những người có quan hệ huyết thống, ruột thịt.
  • B. Là nơi chứng kiến mỗi người lớn lên, trưởng thành, chập chững những bước đi đầu đời đến lúc lớn khôn và khi về già.
  • C. Là nơi tạo nên những người con ưu tú cho xã hội. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Em nên làm gì khi lo lắng vì đến lớp không có bạn chơi cùng?

  • A. Về nhà kể với bố mẹ.
  • B. Gặp các bạn mình muốn chơi cùng để chia sẻ và đưa ra mong muốn của cá nhân.
  • C. Nhờ thầy cô giáo can thiệp.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 15: Đâu không phải là thành viên trong một gia đình?

  • A. Hàng xóm.
  • B. Ông bà.
  • C. Bố mẹ.
  • D. Chị em ruột.

Câu 16: Tại sao tiếp tục làm để hoàn thành sớm công việc không có ích cho việc giải toả căng thẳng?

  • A. Gây ra áp lực, khiến não bộ trở nên kém minh mẫn, linh hoạt.
  • B. Là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. 
  • C. Làm giảm hiệu quả và chất lượng công việc.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: H là con cả trong gia đình có 3 anh em. Ngoài giờ học, H không đi chơi với bạn mà tranh thủ về phụ giúp mẹ việc nhà, dạy các em học bài, đấm lưng cho ông,... Theo em, H là người như thế nào?

  • A. H là một người con hiếu thảo.
  • B. H là một người hiểu chuyện, biết chia sẻ với gia đình.
  • C. H là một người có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Tại sao việc điều hoà hơi thở có thể giúp giảm cơn nóng giận?

  • A. Khi tập trung vào hơi thở, bản thân sẽ không chú ý đến những việc trước đó.
  • B. Khi điều hoà hơi thở, chúng ta sẽ bị phân tâm.
  • C. Khi điều hoà hơi thở, chúng ta điều hoà nhịp tim và vì thế sẽ bình tĩnh lại.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 19: Nếu chúng ta không có sự chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Các thành viên sẽ thoải mái và có nhiều thời gian riêng tư hơn.
  • B. Mọi người sẽ dần xa cách, dễ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột không đáng có.
  • C. Giúp tình cảm gia đình đi lên, ngày càng gắn bó, thân thiết.
  • D. Không bị ảnh hưởng gì.

Câu 20: Đi, đứng, ngồi không đúng tư thế sẽ đem lại tác hại như thế nào?

  • A. Gây bệnh đau lưng, đau cột sống.
  • B. Bị vẹo cột sống, ảnh hưởng đến hệ cơ và dáng người.
  • C. Ảnh hưởng đến cột sống khi về già.
  • D. Không gây ra tác hại gì quá nghiêm trọng.

Câu 21: Theo em, bài hát “Cả nhà thương nhau” nói về chủ đề gì?

  • A. Thầy cô.
  • B. Bạn bè.
  • C. Gia đình.
  • D. Hoà bình.

Câu 22: Tư thế đi đúng là:

  • A. Đi thẳng người.
  • B. Đi thẳng người, không được gù lưng.
  • C. Đi với tư thế thoải mái nhất là được.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 23: Đâu không phải là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân?

  • A. Tranh giành ti vi với em trai để xem chương trình mà mình yêu thích.
  • B. Tiết kiệm tiền đưa gia đình đi du lịch.
  • C. Mua chiếc váy mà mẹ đã thích từ rất lâu để làm quà sinh nhật.
  • D. Đưa đón ông bà đi tập dưỡng sinh.

Câu 24: Để rèn luyện sự tự tin vào bản thân, em nên làm thế nào?

  • A. Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân.
  • B. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
  • C. Luyện tập phát biểu trước gương.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Mẹ dặn hai anh em B phân công nhau giúp bố mẹ việc nhà như: rửa bát, quét nhà, gấp gọn quần áo,… nhưng hai anh em thường xuyên xảy ra tranh cãi về việc người làm ít, người làm nhiều. Em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề giữa hai anh em?

  • A. Lập thời gian biểu cho từng người để phân chia lại công việc trong gia đình.
  • B. Thuê thêm người giúp việc.
  • C. Mắng cả hai anh em.
  • D. Không cần quan tâm vì anh em cãi nhau vài ngày sẽ hết.

Câu 26: Hành động nào sau đây thể hiện sự tự tin vào bản thân?

  • A. Ít giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • B. Từ chối tham gia các hoạt động tập thể.
  • C. Không thể phát biểu trước đám đông.
  • D. Biết giúp đỡ người thân và mọi người xung quanh.

Câu 27: Việc thường xuyên duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình có quan trọng không?

  • A. Có vì gia đình là nền tảng của mỗi con người, chỉ khi gia đình êm ấm chúng ta mới có thể yên tâm học tập, làm việc.
  • B. Không vì gia đình nào cũng phải có lúc xảy ra mâu thuẫn, qua vài ngày tự nhiên sẽ hết.

Câu 28: Đâu là cách để thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập?

  • A. Chỉ chơi với những bạn học tốt trong lớp.
  • B. Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và một thời gian biểu hợp lí.
  • C. Từ chối chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 29: Theo em, một gia đình hạnh phúc cần những yếu tố gì?

  • A. Sự chia sẻ, cảm thông giữa các .
  • B. Tôn trọng lẫn nhau, làm tròn nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người.
  • C. Dành thời gian cho nhau.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Đâu không phải là cách để thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập?

  • A. Thức khuya, dậy sớm để học bài.
  • B. Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và một thời gian biểu hợp lí.
  • C. Đối xử hoà đồng, thân thiện với tất cả mọi người.
  • D. Tuân thủ quy định, nội quy của trường, lớp.

Câu 31: Các công việc, hoạt động nào sau đây học sinh có thể tham gia để có thêm khoản tiền cho bản thân?

  • A. Các việc làm của gia đình như: trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm bán lấy tiền,...
  • B. Học tập tốt để có học bổng, tiền thưởng.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 32: Thế nào là sự tập trung?

  • A. Là làm hai, ba việc cùng một lúc.
  • B. Là dành hết sự chú ý, quan tâm vào sự vật, sự việc hoặc vấn đề nào đó để đạt được một mục tiêu nhất định.
  • C. Là làm việc bất kể ngày đêm, không cần quan tâm đến xung quanh.
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 33: Gia đình bạn A có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài giờ học, bạn phụ giúp gia đình bán rau, bán gà vịt ngoài chợ để kiếm thêm thu nhập. Mặc dù vậy, thành tích học tập của bạn vẫn rất tốt. Em có nhận xét gì về bạn A?

  • A. Bạn là một người con rất hiếu thảo.
  • B. Bạn là một người rất mạnh mẽ, có ý chí vươn lên.
  • C. Bạn rất thông minh, biết cách sắp xếp, tổ chức thời gian hợp lí.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Theo em, đọc sách khám phá có giúp em thêm tự tin không? Tại sao?

  • A. Không, vì nó không có tác dụng gì.
  • B. Không, vì học sinh lớp 6 chưa cần thiết đọc những loại sách này.
  • C. Có, vì đọc sách khám phá giúp em tích luỹ thêm nhiều kiến thức.
  • D. Có, vì đọc nhiều sách sẽ khiến mọi người nể phục.

Câu 35: Tại sao chúng ta hoàn toàn có thể chi tiêu cho việc ăn uống?

  • A. Đây là nhu cầu thiết yếu, giúp chúng ta đảm bảo sức khoẻ.
  • B. Giúp chúng ta có thể học tập hiệu quả hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 36: Đâu không phải là mong muốn chính đáng của bản thân trong quan hệ với mọi người xung quanh?

  • A. Mong muốn bạn luôn chủ động xin lỗi sau khi cãi nhau.
  • B. Mong muốn được đối xử công bằng.
  • C. Mong muốn bạn bè giúp đỡ lẫn nhau.
  • D. Mong muốn được yêu thương.

Câu 37: Tại sao chúng ta phải xác định đúng những gì mình cần?

  • A. Để giúp chúng ta quản lí chi tiêu tốt hơn.
  • B. Để có một khoản tiền tiết kiệm nhất định.
  • C. Để có tiền cho người khác vay.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 38: Khi gặp khó khăn ở môi trường mới, em nên làm gì?

  • A. Tự mình giải quyết các vấn đề.
  • B. Cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hỗ trợ từ người thân, gia đình và bạn bè.
  • C. Tìm người để giải quyết các vấn đề khó khăn thay mình.
  • D. Bỏ các vấn đề khó khăn qua một bên, không cần quan tâm đến.

Câu 39: Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải cân nhắc?

  • A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.
  • B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.
  • C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.
  • D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 40: Em cần làm gì để có thể học tập tốt hơn tại môi trường mới?

  • A. Cố gắng làm quen với mọi sự thay đổi.
  • B. Cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ