Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy sắp có nguy cơ sạt lở đất?
- A. Các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại) xuất hiện dấu vết sạt lở.
- B. Xuất hiện các vết nứt mới trên tường, trần, nền,... hoặc các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.
- C. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường trở nên bấp bênh.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Đâu là cần thiết phải chuẩn bị trước nguy cơ sạt lở đất?
- A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ.
-
B. Thức ăn, nước uống, đồ sơ cứu y tế.
- C. Điện thoại.
- D. Quần áo.
Câu 3: Khi bất ngờ xảy ra sạt lở đất, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là gì?
- A. Thu gom tiền bạc và các đồ vật có giá trị.
- B. Lấy thật nhiều đồ ăn để đem theo.
-
C. Nhanh chóng chạy ra khỏi nhà, khu vực xảy ra sạt lở.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4: Dịch bệnh nào thường xảy ra sau thiên tai?
-
A. Sốt xuất huyết.
- B. Ebola.
- C. Covid-19.
- D. Dịch hạch.
Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất?
-
A. Sự vận động của địa hình tại các vùng núi.
- B. Tình trạng phá rừng để trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy,...
- C. Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại khu vực miền núi làm thay đổi địa hình, tác động đến độ ổn định kết cấu địa chất.
- D. Không có sự kiểm soát chặt chẽ khi xây dựng các hồ, đập, thuỷ điện,...
Câu 6: Con người cần phải có thái độ như thế nào để có thể ứng phó với nguy cơ sạt lở?
- A. Bình tĩnh, không hoảng loạn.
- B. Cẩn thận, nhanh trí, không liều lĩnh.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Hoạt động nào sau đây nên làm trước nguy cơ sạt lở?
- A. Tỉm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất.
- B. Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện dấu hiệu sạt lở.
- C. Chuẩn bị thức ăn, nước uống và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây,…
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Hoạt động nào sau đây là cần thiết để ứng phó sau sạt lở đất?
- A. Tránh xa khu vực sạt lở vì nền đất chưa ổn định.
- B. Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 9: Khi sạt lở đất xảy ra, hành động nào sau đây không được phép thực hiện?
- A. Sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
-
B. Lại gần cầu, cống khi nước đang lên.
- C. Di chuyển nhanh ra khỏi nơi sạt lở.
- D. Không vớt củi, bơi lội ở sông suối khi có mưa lớn hoặc khi nước chuyển từ trong sang đục.
Câu 10: Chúng ta nên có phương pháp ăn uống như thế nào để phòng chống dịch bệnh sau thiên tai?
- A. Chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
- B. Ăn chín, uống sôi.
- C. Khử trùng nước ăn, nước sinh hoạt.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Sạt lở đất gây ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?
- A. Thiệt hại về người.
- B. Thiệt hại về tài sản.
- C. Thiệt hại về điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội.
-
D. Tất cả phương án trên.
Câu 12: Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, chúng ta cần phải làm gì?
-
A. Đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
- B. Tự sử dụng thuốc tại nhà.
- C. Nhờ sự tư vấn của bạn bè, người quen.
- D. Xem bói.
Câu 13: Sau khi lũ qua đi, cả gia đình M phải tập trung dọn dẹp nhà cửa và thay mới các đồ dùng bị hư hỏng. Nhưng thay vì sử dụng nước sạch, bố M lại dùng nước mưa để cọ rửa mọi thứ. Theo em, hành động của bố M là đúng hay sai?
- A. Đúng vì như vậy sẽ giúp tiết kiệm nước.
-
B. Sai vì trong nước mưa có thể chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có thể gây các bệnh về da, thậm chí là bệnh truyền nhiễm.
Câu 14: Nhà H ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là H, em sẽ cùng gia đình làm gì?
-
A. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền.
- B. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó.
- C. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó.
- D. Đến gần các khu vực đá trượt lở.