Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về các hiện tượng thời tiết?

  • A. Bầu năng, mướp đắp mua, dưa đại hạn.
  • B. Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy.
  • C. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả như thế nào đối với con người? 

  • A. Dịch bệnh hoành hành.
  • B. Gây thiệt hại về người và của.
  • C. Chiến tranh và xung đột.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây báo hiệu trời sắp mưa bão?

  • A. Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió.
  • B. Xuất hiện mây đen ngày một nhiều.
  • C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4:  Khi tạo khung quạt giấy, các thanh tre được vót mỏng và đều nhau được xếp thành hình gì?

  • A. Hình tròn.
  • B. Hình vuông.
  • C. Hình chữ nhật.
  • D. Hình vòng cung.

Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về hiện tượng bão, lũ?

  • A. Ba ngày gió nam, mùa màng mất trắng.
  • B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
  • C. Tháng riêng rét dài/ Tháng hai rét lộc.
  • D. Năm nhuần tháng hạn.

Câu 6: Nguyên liệu nào được sử dụng để gắn giấy vào nan quạt?

  • A. Băng dính.
  • B. Hồ dán.
  • C. Keo nến.
  • D. Cơm nguội.

Câu 7: Nhà H ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là H, em sẽ cùng gia đình làm gì?

  • A. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền.
  • B. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó.
  • C. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó.
  • D. Đến gần các khu vực đá trượt lở.

Câu 8: Để có thể phát triển các nghề truyền thống, chúng ta cần hướng tới thay đổi những phương diện nào? 

  • A. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • B. Đối tượng mua.
  • C. Thị trường tiềm năng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Bài hát “Trái đất này là của chúng mình” có ý nghĩa gì?

  • A. Khuyên chúng ta nên bảo vệ và xây dựng trái đất để thế giới ngày càng tươi đẹp.
  • B. Cho thấy tầm quan trọng của trái đất.
  • C. Khẳng định vai trò của trái đất đối với cuộc sống con người.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Đâu không phải là năng lực/kĩ năng cần có của người làm nghề truyền thống?

  • A. Làm việc nhóm.
  • B. Khéo léo.
  • C. Sáng tạo.
  • D. Cẩn thận.

Câu 11: Trong số những hoạt động sau, hoạt động nào không giúp giảm thiểu biến đối khí hậu?

  • A. Giảm ùn tắc giao thông.
  • B. Sử dụng điều hoà nhiệt độ.
  • C. Tiết kiệm điện.
  • D. Đi xe đạp thay vì xe máy.

Câu 12: Hoạt động nào dưới đây góp phần gìn giữ các nghề truyền thống?

  • A. Truyền nghề cho các thế hệ sau.
  • B. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm truyền thống.
  • C. Quảng bá du lịch gắn liền với các làng nghề truyền thống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Trong các loại bóng đèn sau, bóng đèn nào tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất?

  • A. Bóng đèn sợi đốt.
  • B. Bóng đèn LED.
  • C. Bóng đèn huỳnh quang.
  • D. Bóng đèn cao áp.

Câu 14: Đâu là thứ tự đúng để làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh?

  • A. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Trang trí hoa văn => Tráng men => Nung đốt sản phẩm.
  • B. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Tráng men => Trang trí hoa văn =>  Nung đốt sản phẩm.
  • C. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Trang trí hoa văn => Nung đốt sản phẩm => Tráng men.
  • D. Tạo hình sản phẩm gốm => Làm đất => Trang trí hoa văn => Tráng men => Nung đốt sản phẩm.

Câu 15: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” là câu tục ngữ nói về nghề nào?

  • A. Thợ điện.
  • B. Làm nông.
  • C. Kinh doanh.
  • D. Tài xế.

Câu 16:  Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?

  • A. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.
  • B. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 17: “Người lái đò” là tên gọi ví von của nghề nghiệp nào?

  • A. Nhân viên văn phòng.
  • B. Nhà báo.
  • C. Thẩm phán.
  • D. Giáo viên.

Câu 18: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về tranh dân gian ở Việt Nam?

  • A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
  • B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
  • C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
  • D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

Câu 19: Nghề nào sau đây thường xuyên phải làm việc ở môi trường nhiều khói bụi?

  • A. Cảnh sát.
  • B. Thợ xây.
  • C. Luật sư.
  • D. Kĩ sư.

Câu 20: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

  • A. Qua internet.
  • B. Qua báo, đài.
  • C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Việc làm trong học tập nào sau đây là sai và không giúp rèn luyện các yếu tố tạo nên giá trị của nghề?

  • A. Luôn cẩn thận, trung thực.
  • B. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
  • C. Đi học đúng giờ.
  • D. Kiên trì giải các bài tập khó.

Câu 22: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

  • A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
  • B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
  • C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Bố D làm bảo vệ ở một công ty xây dựng. Hôm nay đến lượt ông trực ban thì vô tình nhặt được một chiếc ví ở cửa ra vào.  Bố D quyết định giữ chiếc ví ở phòng bảo vệ, sau khi hết ca trực sẽ đi hỏi từng phòng ban để tìm chủ nhân chiếc ví. Theo em, ở bố D có yếu tố nào trong các yếu tố sau đây?

  • A. Tận tâm.
  • B. Đúng giờ.
  • C. Trung thực.
  • D. Kiên trì.

Câu 24: L có một cuộc họp rất gấp nhưng xe lại hỏng nên quyết định bắt xe taxi cho kiph giờ. Khi xe đến thì bỗng nhiên có một bà mẹ đang mang thai đến hỏi, xem liệu L có thể nhường chỗ trên xe cho chị hay không? Không do dự, L lập tức đỡ chị lên xe và còn dặn dò bác tài xế lái thật cẩn thận. Theo em, L là một người như thế nào?

  • A. L là một người rất tốt bụng.
  • B. L biết cách chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 25: Ống nước nhà G bị hỏng giữa đêm khuya, vì thể phải gọi thợ đến sửa. Chú thợ làm đường nước không hề tỏ ra khó chịu phải làm việc muộn, ngược lại luôn tươi cười, dặn dò mẹ con G cách xử lí tạm thời nếu trường hợp tương tự xảy ra. Theo em, chú thợ làm đường nước là người như thế nào?

  • A. Chú là một người rất tận tâm và cẩn thận.
  • B. Chú là một người rất đúng giờ.
  • C. Chú là một người kiên trì.
  • D. Chú là một người rất gọn gàng.

Câu 26: O đang đi trên đường thì bắt gặp một nhóm bạn trẻ đang đứng chỉ trỏ, cười nhạo một ông lão mù đang đứng đàn hát trên đường. Thậm chí nhóm bạn này còn có hành động trêu chọc, lấy tiền của cụ. Nếu em là O, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết ông lão mù kia.
  • B. Đi đến, yêu cầu các bạn dừng ngay những hành động đang làm và trả tiền lại cho cụ.
  • C. Nhờ người lớn xung quanh giúp đỡ để can ngăn nhóm bạn.
  • D. Cả B và C đều được.

Câu 27: Bố của C làm lái xe công nghệ. Mỗi buổi sáng bố thường chở C đến trường. Một số bạn trong lớp xì xào về công việc của bố C. Mặc dù vậy, C vẫn luôn tự hào về công việc của bố. Nếu là C, em sẽ ứng xử như thế nào với nhóm bạn kia?

  • A. Bỏ ngoài tai lời của nhóm bạn.
  • B. Mách với thầy cô giáo.
  • C. Nói với nhóm bạn về giá trị nghề nghiệp của bố và khuyên các bạn phải biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.
  • D. Cãi nhau với các bạn để bảo vệ bố.

Câu 28: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

  • A. Đứng đúng hàng.
  • B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
  • C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 29: Trường em có bác bảo vệ rất vui tính, làm việc có trách nhiệm. Vào giờ ra chơi, bạn T thường ra cổng nói chuyện với bác bảo vệ và cùng bác làm một số việc như: đánh trống báo giờ, ghỉ chép những người ra vào trưởng,... Theo em, hành động của T thể hiện điều gì? 

  • A. T luôn có thái độ tôn trọng với mọi người, dù ở bất cứ ngành nghề nào.
  • B. T rất giả tạo, luôn muốn lấy lòng mọi người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 30: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

  • A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
  • B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
  • C. Sự khó chịu của mọi người.
  • D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 31: Kỉ niệm là gì?

  • A. Là quá khứ, những gì đã xảy ra.
  • B. Là một thứ một thứ gì đó rất khó quên.
  • C. Là những kí ức vui lẫn buồn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 32: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

  • A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
  • B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 33: Cái mình cần là gì?

  • A. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
  • B. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
  • C. Là những thứ mình thích.
  • D. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 34: Không gian công cộng có những đặc trưng gì?

  • A. Nơi phục vụ chung cho nhiều người.
  • B. Nơi diễn ra các hoạt động chung của xã hội,...
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 35: Giữa áo phông, từ điển, đồ chơi xếp hình, truyện tranh, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị năm học mới?

  • A. Áo phông.
  • B. Từ điển.
  • C. Đồ chơi xếp hình.
  • D. Truyện tranh.

Câu 36: Trong những địa điểm dưới đây, đâu là nơi công cộng?

  • A. Trung tâm mua sắm.
  • B. Bến xe.
  • C. Rạp chiếu phim.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37: Cái mình muốn là gì?

  • A. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
  • B. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
  • C. Là những thứ mình thích.
  • D. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 38: Trong những địa điểm dưới đây, đâu không phải là nơi công cộng?

  • A. Con đường trước cửa nhà.
  • B. Nhà ông bà.
  • C. Viện bảo tàng.
  • D. Nhà hát.

Câu 39: Tại sao chúng ta hoàn toàn có thể chi tiêu cho việc ăn uống?

  • A. Đây là nhu cầu thiết yếu, giúp chúng ta đảm bảo sức khoẻ.
  • B. Giúp chúng ta có thể học tập hiệu quả hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 40: Thế nào là nơi công cộng?

  • A. Là nơi phục vụ chung cho nhiều người, không chỉ giới hạn ở ngoài trời mà còn ở trong các không gian khép kín.
  • B. Là nơi tập trung đông người.
  • C. Là các địa điểm ngoài trời. 
  • D. Là các địa điểm trong nhà.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ