Câu 1: Có tất cả bao nhiêu bước để làm quạt giấy?
- A. 2 bước.
- B. 3 bước.
-
C. 4 bước.
- D. 5 bước.
Câu 2: Nguyên liệu nào được sử dụng để gắn giấy vào nan quạt?
- A. Băng dính.
-
B. Hồ dán.
- C. Keo nến.
- D. Cơm nguội.
Câu 3: Khi tạo khung quạt giấy, các thanh tre được vót mỏng và đều nhau được xếp thành hình gì?
- A. Hình tròn.
- B. Hình vuông.
- C. Hình chữ nhật.
-
D. Hình vòng cung.
Câu 4: Đâu là nguyên liệu chính để làm tò he?
- A. Đất sét.
- B. Bột mì.
- C. Bột năng.
-
D. Bột gạo.
Câu 5: Đâu không phải là nguyên liêu, công cụ làm quạt giấy?
-
A. Bìa cứng.
- B. Nan tre.
- C. Đục.
- D. Búa.
Câu 6: Các bước để làm tờ rơi quảng bá sản phẩm nghề truyền thống là:
- A. Chụp ảnh, vẽ sản phẩm.
- B. Viết về ý nghĩa, giá trị của sản phẩm.
- C. Thiết kế tờ rơi.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Bước nào sau đây nhất định phải thực hiện trước khi bắt đầu thêu?
- A. Định hình tranh thêu.
- B. Kiểm tra màu chỉ.
-
C. Tách chỉ.
- D. Giặt vải.
Câu 8: Tiêu chí đánh giá một tờ rơi quảng bá sản phẩm nghề truyền thống không bao gồm ý nào sau đây?
-
A. Tiếp cận được bao nhiêu đối tượng.
- B. Tranh, ảnh đẹp.
- C. Bố cục hợp lí, màu sắc hài hoà.
- D. Lời bình ngắn gọn, hấp dẫn.
Câu 9: Mẫu thiết kế tờ rơi dưới đây giới thiệu về nghề truyền thống nào?
- A. Đúc đồng.
-
B. Dệt lụa.
- C. Gốm sứ.
- D. Làm tranh.
Câu 10: Quạt có tác dụng gì trong đời sống con người?
- A. Làm mát, hạ nhiệt.
- B. Tạo gió cho các hoạt động: nhóm lửa, quạt than,...
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 11: Quan sát mẫu tờ rơi dưới đây và cho biết nhận xét nào là không đúng?
- A. Bố cục hợp lí.
-
B. Màu sắc nhạt nhoà, không bắt mắt.
- C. Hình ảnh đẹp, có sự lựa chọn kĩ càng.
- D. Lời bình ngắn gọn, xúc tích.
Câu 12: Khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm nghề truyền thống để làm tờ rơi tuyên truyền, chúng ta không cần tìm hiểu khía cạnh nào sau đây?
-
A. Sức mua của sản phẩm trên thị trường.
- B. Đặc điểm địa lí, điều kiện tự nhiên của làng nghề truyền thống làm ra sản phẩm.
- C. Nguyên vật liệu thực hiện sản phẩm đó.
- D. Các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm.
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Các nghề truyền thống không đem lại giá trị kinh tế cao.
- B. Các nghề truyền thống hầu hết phải trải qua nhiều công đoạn và rất khó học.
-
C. Việc gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống cũng là một cách để quảng bá văn hoá Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của các làng nghề truyền thống?
- A. Là môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời.
- B. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác.
-
C. Các nghề truyền thống không có tác dụng gì trong việc quá trình phát triển du lịch.
- D. Nghệ nhân là những người đúc kết tinh hoa của những nghề truyền thống.
Câu 15: Để phát triển các làng nghề truyền thống trong thời buổi hội nhập, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn nào?
- A. Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- B. Công tác đào tạo nghề chưa phát huy được hiệu quả.
- C. Nhiều ngành nghề chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công đoạn sản xuất nên năng suất còn thấp.
-
D. Tất cả các phương án trên.