[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 19: Kiểm soát chi tiêu

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 19: Kiểm soát chi tiêu - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình gồm những lựa chọn nào?

  • A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  • B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  • C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Lựa chọn có mức độ ưu tiên cuối cùng khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

  • A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  • B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  • C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.

Câu 3: Lựa chọn ưu tiên nhất khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

  • A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  • B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  • C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.

Câu 4: Nguyên tắc chi tiêu cá nhân gồm những yếu tố nào?

  • A. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • B. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết thực với cá nhân trong từng hoàn cảnh.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Trong những nhu cầu dưới đây, đâu là nhu cầu đáp ứng được cho nhiều người?

  • A. Mua thức ăn.
  • B. Mua quần áo mùa đông.
  • C. Mua đồ trang điểm.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Yếu tố nào là ưu tiên nhất trong nguyên tắc chi tiêu cá nhân?

  • A. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • B. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết thực với cá nhân trong từng hoàn cảnh.

Câu 7: Yếu tố nào có mức độ ưu tiên cuối cùng trong nguyên tắc chi tiêu cá nhân?

  • A. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • B. Chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thiết thực với cá nhân trong từng hoàn cảnh.

Câu 8: Trong những nhu cầu dưới đây, đâu là nhu cầu thiết yếu với học sinh?

  • A. Mua đồ chơi.
  • B. Mua đồ trang điểm.
  • C. Dùng để chơi game.
  • D. Mua sách vở, đồ dùng học tập.

Câu 9: Khi sử dụng đồng tiền chúng ta có nên lựa chọn ưu tiên những nhu cầu đem lại niềm vui cho nhiều người không?

  • A. Có vì tiền là một phương tiện để giúp cho con người có được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
  • B. Không vì tiền là của riêng, không thể chia sẻ.

Câu 10: Chúng ta cần lưu ý như thế nào khi lựa chọn chi tiêu với số tiền rất ít?

  • A. Lựa chọn cho nhu cầu thiết yếu của bản thân.
  • B. Chia sẻ nhu cầu thiết yếu của bạn bè khi cần thiết.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Với cùng một số tiền, bạn A đã lên kế hoạch để cách sử dụng một cách tiết tiết kiệm còn bạn B chỉ biết tiêu xài lãng phí. Theo em, ai có cách chi tiêu hợp lí?

  • A. Bạn A có cách chi tiêu hợp lí.
  • B. Bạn B có cách chi tiêu hợp lí.
  • C. Cả hai bạn đều có cách chi tiêu hợp lí.
  • D. Cả hai bạn chi tiêu đều không hợp lí.

Câu 12: H có 10.000 đồng, hôm nay H dự định mua một gói xôi để ăn sáng và một chiếc bút chì. Trên đường đến trường, H gặp M, M kể với H là mình chưa kịp ăn sáng. H quyết định dùng 10.000 đồng để mua hai gói xôi và đưa cho M một gói. Cả hai bạn cùng nhau ăn sáng vui vẻ. Em có đồng tình với hành động của H không?

  • A. Không đồng tình vì H hoàn toàn có thể chia nửa gói xôi cho M, sau đó mua bút chì như dự tính trước đó.
  • B. Đồng tình vì H làm như vậy sẽ giúp M đỡ đói.

Câu 13: D được mẹ hứa mua cho một đôi giày đá bóng và một quyển truyện tranh mới. Cùng lúc ấy, em gái D cũng cần mua một bộ sách tiếng anh nâng cao. Vì thế D đã bảo mẹ ưu tiên mua sách cho em, giày và truyện của D có thể để mua sau. Theo em, D là một người như thế nào?

  • A. D là một người biết nhường nhịn em.
  • B. M là một người con hiếu thảo.
  • C. M là một người tiết kiệm, biết tính toán.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: T tiết kiệm được một khoản tiền là 100.000 đồng. T có kế hoạch mua một quyển truyện có giá 50.000 đồng và một hộp khẩu trang giá 25.000 đồng vì đợt này không khí ô nhiễm nặng. Nhưng bạn nhớ ra tháng này sinh nhật mẹ và muốn mua chiếc kẹp tóc có giá 60.000 đồng để tặng. Cuối cùng T quyết định mua khẩu trang và kẹp tóc cho mẹ. Em có nhận xét về hành động của T?

  • A. T làm như vậy là không hợp lí vì nó sai so với dự tính chi tiêu trước đó.
  • B. T làm như vậy là hoàn toàn hợp lí vì khẩu trang và kẹp tóc là những đồ dùng cần thiết ngay hiện tại.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ