Câu 1: Những biểu hiện nào của cơ thể cho thấy ta đang lo lắng?
- A. Tim đập nhanh, toát mồ hôi.
- B. Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.
- C. Tay chân hoặc cả cơ thể run rẩy.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Có tất cả bao nhiêu bước để giúp kiểm soát sự lo lắng?
- A. 2.
- B. 3.
-
C. 4.
- D. 5.
Câu 3: Nguyên nhân nào có thể dẫn đến sự lo lắng ở học sinh?
- A. Kết quả học tập.
- B. Quan hệ bạn bè.
- C. Hành vi có lỗi khi không thực hiện đúng theo cam kết, theo quy định.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Bước đầu tiên cần làm khi kiểm soát sự lo lắng là:
-
A. Xác định vấn đề mà em lo lắng.
- B. Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng.
- C. Đề xuất cách giải quyết vấn đề.
- D. Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng.
Câu 5: Đâu không phải là cách để kiểm soát cảm xúc?
- A. Điều chỉnh hành động cơ thể.
-
B. Uống thật nhiều nước.
- C. Suy nghĩ tích cực.
- D. Hít vào thật sâu, thở ra thật đều.
Câu 6: Bước quan trọng nhất khi kiểm soát sự lo lắng là:
- A. Xác định vấn đề mà em lo lắng.
-
B. Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng.
- C. Đề xuất cách giải quyết vấn đề.
- D. Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng.
Câu 7: Bản chất của sự lo lắng là gì?
- A. Là một trạng thái cảm xúc của con người.
- B. Thường gắn với vấn đề nào đó chưa được giải quyết hoặc đánh giá quá mức vấn để xảy ra.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?
- A. Suy nghĩ tích cực là yếu tố quyết định để mỗi chúng ta có cái nhìn lạc quan, vui vẻ và một tâm hồn khoẻ mạnh.
- B. Người có suy nghĩ tích cực luôn tin rằng mình sẽ làm được, sẽ vượt qua mọi trở ngại nếu mình cố gắng.
- C. Kiểm soát lo lắng là một trong những kĩ năng điều chỉnh cảm xúc mà mỗi cá nhân cần rèn luyện mới có.
-
D. Suy nghĩ tích cực không có tác dụng gì trong việc kiểm soát sự lo lắng.
Câu 9: Để tạo ra những suy nghĩ tích cực, chúng ta nên làm gì?
-
A. Thả lỏng và luôn nghĩ về những điều tốt đẹp.
- B. Nghe những bản nhạc buồn, tâm trạng.
- C. Ở một mình.
- D. Tiếp tục suy nghĩ về những điều khiến bản thân buồn phiền.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Kiểm soát lo lắng khiến con người trở nên yếu đuối.
-
B. Biết cách kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta làm chủ bản thân.
- C. Suy nghĩ tích cực không có tác dụng gì trong việc kiểm soát sự lo lắng.
- D. Suy nghĩ tích cực không phải là yếu tố quyết định giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan.
Câu 11: Em nên làm gì khi lo lắng vì đến lớp không có bạn chơi cùng?
- A. Về nhà kể với bố mẹ.
-
B. Gặp các bạn mình muốn chơi cùng để chia sẻ và đưa ra mong muốn của cá nhân.
- C. Nhờ thầy cô giáo can thiệp.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 12: Theo em giữa một người hướng nội và một người hướng ngoại, ai sẽ là người kiểm soát cảm xúc hơn?
- A. Người hướng nội.
-
B. Người hướng ngoại.
- C. Hai người như nhau.
- D. Lúc người hướng nội nhanh hơn, lúc người hướng ngoại nhanh hơn.
Câu 13: Chúng ta không nên làm gì khi bản thân có những suy nghĩ tiêu cực?
-
A. Nghe những bản nhạc buồn, tâm trạng.
- B. Nghĩ về những kỉ niệm tốt đẹp.
- C. Xem những video, bộ phim có nội dung hay, ý nghĩa.
- D. Học cách nhìn nhận ưu điểm ở một người thay vì nhược điểm của họ.
Câu 14: Em nên làm gì khi lo sợ bị bắt nạt ở lớp?
-
A. Nhờ lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm làm cầu nối giữa mình với các bạn.
- B. Về nhà kể với bố mẹ.
- C. Nghỉ học đến khi có thể bình tĩnh lại.
- D. Cả B và C đều đúng.