[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 34: Tôn trọng người lao động

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 34: Tôn trọng người lao động - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu là cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động?

  • A. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
  • B. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.
  • C. Sẵn sàng hỗ trợ, làm cùng với người lao động khi cần thiết.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Đâu không phải là cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động?

  • A. Phân biệt, kì thị với những nghề lao động chân tay.
  • B. Trân trọng các sản phẩm lao động.
  • C. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
  • D. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp.

Câu 3: Có tất cả bao nhiêu cách để thể hiện sự tôn trọng với người lao động?

  • A. 3 cách.
  • B. 4 cách.
  • C. 5 cách.
  • D. 6 cách.

Câu 4: Chúng ta có thể làm gì để giới thiệu về giá trị nghề của bố mẹ, người thân? 

  • A. Vẽ tranh, làm thơ về nghề nghiệp của họ.
  • B. Làm video, các đoạn phim ngắn giới thiệu những giá trị mà nghề nghiệp của họ đem lại.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Theo em, giữa các nghề: giáo viên, công nhân, lao công, chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng với nghề nào?

  • A. Giáo viên.
  • B. Công nhân.
  • C. Lao công.
  • D. Cả ba nghề đều đáng được tôn trọng như nhau.

Câu 6: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động? 

  • A. Không tắt điện khi ra khỏi phòng.
  • B. Dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu về các nghề truyền thống.
  • C. Không mời nước bác thợ sửa ống nước khi bác đến nhà mình sửa chữa.
  • D. Phớt lờ các bác nhân viên vệ sinh ở khu chung cư.

Câu 7: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với người lao động? 

  • A. Không gần ngại cùng bố mẹ đẩy rau ra chợ bán.
  • B. Mua ủng hộ và động viên bác bán trứng ở chợ khi bác không bán được hàng.
  • C. Sẵn lòng giúp cô lao công đẩy xe rác nặng.
  • D. Để thừa cơm và thức ăn.

Câu 8: Luôn tươi cười, vui vẻ chào hỏi mọi người làm các nghề khác nhau khu dân cư là hành động thể hiện thái độ tôn trọng người lao động ở khía cạnh nào?

  • A. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.
  • B. Trân trọng các sản phẩm lao động.
  • C. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
  • D. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp.

Câu 9: Luôn giữ gìn đường làng, ngõ phố sạch sẽ là hành động thể hiện thái độ tôn trọng người lao động ở khía cạnh nào? 

  • A. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.
  • B. Trân trọng các sản phẩm lao động.
  • C. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy.
  • D. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp.

Câu 10: Cô C là nhân viên vệ sinh của nhà trường. cô là một người rất chăm chỉ, làm việc cẩn thận, sạch sẽ. Một hôm, cô đang dọn nhà vệ sinh của trường, bạn N đi ngang qua nhìn thấy và nói với A: “Cô C làm công việc này bẩn quá, người lúc nào cũng hôi, tớ phải tránh xa ra chứ không thể chịu nổi”. Em có đồng tình với suy nghĩ của N không?

  • A. Đồng tình vì nhân viên vệ sinh vốn là một nghề thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn.
  • B. Không đồng tình vì cô C luôn làm việc rất chăm chỉ, cẩn thận và câu nói của N đang thể hiện sự thiếu tôn trọng với cô.

Câu 11: Em nên có thái độ như thế nào với nghề nghiệp của bố mẹ? 

  • A. Tự hào về nghề nghiệp của bố mẹ.
  • B. Cố gắng học tập, rèn luyện để sau này có thể làm những công việc đáng tự hào như bố mẹ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Bố của C làm lái xe công nghệ. Mỗi buổi sáng bố thường chở C đến trường. Một số bạn trong lớp xì xào về công việc của bố C. Mặc dù vậy, C vẫn luôn tự hào về công việc của bố. Nếu là C, em sẽ ứng xử như thế nào với nhóm bạn kia?

  • A. Bỏ ngoài tai lời của nhóm bạn.
  • B. Mách với thầy cô giáo.
  • C. Nói với nhóm bạn về giá trị nghề nghiệp của bố và khuyên các bạn phải biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.
  • D. Cãi nhau với các bạn để bảo vệ bố.

Câu 13: Trường em có bác bảo vệ rất vui tính, làm việc có trách nhiệm. Vào giờ ra chơi, bạn T thường ra cổng nói chuyện với bác bảo vệ và cùng bác làm một số việc như: đánh trống báo giờ, ghỉ chép những người ra vào trưởng,... Theo em, hành động của T thể hiện điều gì? 

  • A. T luôn có thái độ tôn trọng với mọi người, dù ở bất cứ ngành nghề nào  .
  • B. T rất giả tạo, luôn muốn lấy lòng mọi người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ