Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để có thể lắng nghe tốt, chúng ta cần phải:

  • A. Mắt nhìn về phía người nói trong suốt quá trình trò chuyện.
  • B. Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... để truyền tải thông điệp thay cho lời nói.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 2: Đâu là cách đúng để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

  • A. Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
  • B. Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao cho.
  • C. Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Khi nghe bạn thân chia sẻ với em về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?

  • A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ.
  • B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình kể chuyện. 
  • C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó.
  • D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói.

Câu 4: Đâu là thái độ cần có khi muốn làm quen một người bạn mới?

  • A. Chân thành.
  • B. Hống hách. 
  • C. Kiêu căng.
  • D. Lầm lì.

Câu 5: Vấn đề nào dưới đây thường hay xảy ra trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Đùa dai.
  • B. Bị bắt nạt.
  • C. Bất đồng ý kiến.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Hình thức đúng để trao đồi với thầy cô là:

  • A. Gửi tin nhắn, gọi điện thoại.
  • B. Gặp trực tiếp.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 7: Đâu là thái độ không nên có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?

  • A. Chân thành.
  • B. Cáu giận.
  • C. Thẳng thắn.
  • D. Nhường nhịn. 

Câu 8: Đâu không phải là thái độ cần có khi muốn làm quen một người bạn mới?

  • A. Chân thành.
  • B. Vui vẻ.
  • C. Hống hách.
  • D. Hoà đồng.

Câu 9: Trong khi trao đổi với cô giáo về bài văn, H đã không đồng tình với đáp án mà cô giáo đưa. Cô giáo điềm tĩnh giảng lại bài để cho bạn hiểu rõ về bài tập đó. Tuy nhiên, H vẫn kiên quyết cho rằng mình đúng và nghĩ rằng cô giáo không coi trọng quan điểm của mình và tỏ thái độ với cô giáo. Em suy nghĩ gì về hành động của H?

  • A. Không đồng tình với hành động của H.
  • B. Đồng tình với hành động của H.
  • C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Đâu không phải là lợi ích của việc tập thể dục mỗi buổi sáng?

  • A. Giúp làn da trở nên mịn màng, hồng hào.
  • B. Rèn luyện cơ thể.
  • C. Tăng cường sức bền.
  • D. Tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. 

Câu 11: Hành vi nào sau đây không được phép diễn ra khi giao tiếp với thầy cô giáo?

  • A. Bạn M chửi tục .
  • B. Bạn K vô lễ, không chào thầy, cô giáo.
  • C. Bạn H nói trống không với thầy, cô giáo.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 12: Thế nào là kỉ luật?

  • A.  Là đức tính, sự rèn luyện để sửa chữa những sai trái, tạo khuôn nếp, giúp chúng ta thực hiện mọi thứ hoàn hảo hơn, và tạo động lực thúc để theo đuổi được mục tiêu tới cuối cùng.
  • B. Là một đức tính quý báu của con người.
  • C. Là sự rèn luyện có nề nếp.
  • D. Là nếp sống, tác phong cứng nhắc, khô khan.

Câu 13: Trong học tập, Giang là cậu bạn luôn mạnh dạn đưa ra quan điểm của bản thân đối với thầy cô giáo về bài học. Ngoài giờ học, Giang thường trò chuyện thêm với các thầy cô về nhiều điều thú vị khác. Theo em, Giang là bạn như thế nào?

  • A. Giang là bạn học sinh đầy tự tin, chủ động.
  • B. Giang là bạn học sinh năng động, mạnh dạn trong việc học tập.
  • C. Giang là bạn học sinh lười biếng, ỷ lại.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 14: Em nên làm gì khi lo sợ bị bắt nạt ở lớp?

  • A. Nhờ lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm làm cầu nối giữa mình với các bạn.
  • B. Về nhà kể với bố mẹ.
  • C. Nghỉ học đến khi có thể bình tĩnh lại.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 15: Thành viên gia đình bên ngoại không bao gồm:

  • A. Ông bà ngoại.
  • B. Cô.
  • C. Dì.
  • D. Cậu.

Câu 16:  Đâu không phải là cách để tạo niềm vui và sự thư giãn?

  • A. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
  • B. Dành thời gian cho những sở thích cá nhân.
  • C. Uống rượu hoặc vùi đầu vào công việc.
  • D. Thử làm một điều mới mẻ. 

Câu 17: Việc làm nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình?

  • A. Thường xuyên ra ngoài ăn cơm cùng bạn bè.
  • B. Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
  • C. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
  • D. Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân. 

Câu 18: Khi bị căng thẳng trong công việc, học tập, chúng ta nên làm gì?

  • A. Dừng mọi công việc đang làm và nghỉ ngơi thư giãn.
  • B. Ăn thật nhiều.
  • C. Cố gắng hoàn thành công việc nhanh nhất có thể.
  • D. Nhờ người làm hộ.

Câu 19: Khi chăm sóc các thành viên trong gia đình, chúng ta thường có cảm xúc gì?

  • A. Khó chịu, bất mãn.
  • B. Vui vẻ, hạnh phúc.
  • C. Tức giận.
  • D. Không có cảm xúc gì.

Câu 20: Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự tức giận?

  • A. Lá lành đùm lá rách.
  • B. Cả giận mất khôn. 
  • C. Đổ thêm dầu vào lửa.
  • D. Nhất quỷ nhì ma.

Câu 21: Khi gia đình có bố hoặc mẹ đi công tác xa, em không nên làm gì?

  • A. Chăm lo việc nhà. 
  • B. Thường xuyên đi chơi cùng bạn bè.
  • C. Chủ động, khẩn trương hoàn thành công việc học tập để có thời gian giúp đỡ gia đình.
  • D. Dành thời gian trò chuyện cùng mọi người.

Câu 22: Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày thì được coi là ngủ đủ giấc?

  • A. 5-6 tiếng buổi tối, 1 tiếng buổi trưa.
  • B. 7-8 tiếng buổi tối, 30 phút buổi trưa.
  • C. 5-6 tiếng buổi tối, không cần ngủ trưa.
  • D. 7-8 tiếng buổi tối, không cần ngủ trưa. 

Câu 23: Bài hát nào sau đây viết về tình cảm gia đình?

  • A. Mái trường mến yêu.
  • B. Ba ngọn nến lung linh.
  • C. Ngày ấy bạn và tôi.
  • D. Thầy cô cho em mùa xuân. 

Câu 24: Đâu là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh?

  • A. Ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng.
  • B. Có chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí về dinh dưỡng. 
  • C. Uống đủ nước.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25:  Điều quan trọng nhất cần phải làm khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn là:

  • A. Có cách ứng xử đúng đắn và biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
  • B. Học cách tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để phù hợp với nhau hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 26:  Đâu là tính cách tạo nên sự thuận lợi khi học tập ở môi trường mới?

  • A. Chậm chạp.
  • B. Lầm lì, ít nói.
  • C. Vui vẻ, hoà đồng.
  • D. Khó tính, hay cáu găt.

Câu 27:  N là con cả trong một gia đình đông anh em. Hàng ngày ngoài giờ học, N luôn dành thời gian để phụ giúp các công việc nhà, dạy em học bài,... Kể cả khi gia đình xảy ra tranh cãi, N cũng luôn là người đứng ra để hoà giải, giúp không khí bớt căng thẳng. Theo em, N là một người như thế nào?

  • A. N là một người con hiếu thảo.
  • B. N có suy nghĩ rất chín chắn, biết quan tâm đến gia đình.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 28: Những thứ em cần chuẩn bị khi trở thành học sinh lớp 6 là gì? 

  • A. Cặp sách, đồ dùng học tập, kiến thức. 
  • B. Đồ chơi, máy tính bỏ túi.
  • C. Điện thoại, đồ dùng học tập, đồ chơi.
  • D. Đồ trang điểm, cặp sách, đồ chơi.

Câu 29: H là hoa khôi của trường vì thế thường xuyên nhận được rất nhiều lời mời đi chơi, đi ăn của bạn bè. Thời gian H dùng bữa với gia đình rất ít ỏi. Khi bố mẹ nói chuyện về vấn đề này H lại tỏ ra khó chịu, cho rằng bố mẹ không tôn trọng quyền riêng tư của mình. Theo em, H hành động như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

  • A. Làm cho bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng. 
  • B. Nếu tiếp tục có thể dẫn đến những tranh cãi không đáng có.
  • C. Khiến bố mẹ tức giận, đánh mất hoà khí trong gia đình. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Đâu là tính cách tạo nên sự khó khăn lợi khi học tập ở môi trường mới?

  • A. Đố kị, ganh đua.
  • B. Vui vẻ, hoà đồng.
  • C. Tự tin, nhanh nhẹn.
  • D. Thân thiện.

Câu 31: Bố và mẹ bạn M xảy ra mâu thuẫn, giận nhau gần một tuần nay. Anh em M cũng vì thế mà thường xuyên phải ăn cơm một mình. M tỏ ra rất khó chịu, quyết định sang nhà G - bạn thân của M ở nhờ một thời gian. Theo em, hành động của M là đúng hay sai?

  • A. Đúng vì M làm như vậy bố mẹ sẽ lo lắng, không cãi nhau nữa để tập trung đi tìm M.
  • B. Sai vì hành động của M không những ảnh hưởng đến gia đình, khiến bố mẹ lo lắng mà còn gây nhiều phiền phức không đáng có cho gia đình G.
  • C. Cả hai đáp án trên đều sai
  • D. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 32: Cơ thể người trưởng thành cần uống bao nhiêu lít nước một ngày?

  • A. Tối thiểu 0,5l.
  • B. Tối thiểu 1l.
  • C. Tối thiểu 2l.
  • D. Uống theo nhu cầu.

Câu 33: Đâu là khoản tiền mà một học sinh như em có thể nhận được?

  • A. Tiền mừng tuổi.
  • B. Tiền thưởng.
  • C. Tiền tiêu vặt.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Chế độ dinh dưỡng là gì?

  • A. Là ba bữa: sáng, trưa, tối trong một ngày.
  • B. Là tổng lượng thực phẩm được sinh vật (con người, động vật) tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 35: Đâu là thứ chúng ta mong muốn có để cuộc sống thú vị hơn?

  • A. Quần áo
  • B. Đồ ăn.
  • C. Đồ chơi.
  • D. Đồ dùng học tập.

Câu 36: Theo em, sở thích có quan trọng không? Vì sao?

  • A. Có, vì nó sẽ giúp chúng ta cân bằng giữa việc học và việc chơi, giúp việc học trở nên hiệu quả hơn.
  • B. Có, vì ai cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • C. Không, vì nó sẽ chiếm rất nhiều thời gian, gây mất tập trung.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 37: Đâu là thứ chúng ta cần phải có trong cuộc sống?

  • A. Đồ chơi.
  • B. Dụng cụ thể dục.
  • C. Đồ trang sức. 
  • D. Quần áo.

Câu 38: Theo em, tập trung khi học trên lớp có tác dụng gì?

  • A. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian khi ôn bài cũ.
  • B. Giúp chúng ta nắm vững kiến thức, ghi nhớ bài lâu hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 39: Để trở thành một người chi tiêu thông minh và tiết kiệm, em nên làm gì?

  • A. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu mình mong muốn.
  • B. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết.
  • C. Thích gì mua đó, không cần suy nghĩ quá nhiều.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 40: Đâu không phải là biểu hiện của sự tập trung trong lớp học?

  • A. Nói chuyện với bạn cùng bàn.
  • B. Ghi chép bài đầy đủ.
  • C. Chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. 
  • D. Không làm việc riêng trong giờ học.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ