[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 26: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 26: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu là phẩm chất cần có của người làm nghề truyền thống?

  • A. Kiên nhẫn.
  • B. Chăm chỉ.
  • C. Trách nhiệm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Hoạt động nào dưới đây góp phần gìn giữ các nghề truyền thống?

  • A. Truyền nghề cho các thế hệ sau.
  • B. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm truyền thống.
  • C. Quảng bá du lịch gắn liền với các làng nghề truyền thống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Đâu không phải là năng lực/kĩ năng cần có của người làm nghề truyền thống?

  • A. Làm việc nhóm.
  • B. Khéo léo.
  • C. Sáng tạo.
  • D. Cẩn thận.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây khiến cho các nghề truyền thống bị mai một?

  • A. Tổ chức triển lãm, hội thi nghề truyền thống.
  • B. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm nhập ngoại.
  • C. Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra khắp nơi trên thế giới.
  • D. Hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống.

Câu 5: Ai là người có trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống?

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Nghệ nhân ở các làng nghề.
  • C. Tất cả mọi người.
  • D. Những người trưởng thành.

Câu 6: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống bằng phương tiện nào?

  • A. Internet.
  • B. Tờ rơi, sách báo.
  • C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Theo em, việc tuân thủ kỉ luật lao động trong quá trình làm việc được thể hiện như thế nào?

  • A. Tuân thủ quy định về thời gian.
  • B. Sắp xếp ngăn nắp, trật tự đổ dùng, dụng cụ tại chỗ làm việc.
  • C. Tuân thủ việc sử dụng công cụ an toàn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Nghề truyền thống là một trong những giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy.
  • B. Nghề truyền thống là giá trị tinh thần của dân tộc và của các nghệ nhân.
  • C. Các nghề truyền thống chỉ có giá trị tinh thần, văn hoá, không đem lại giá trị về kinh tế.
  • D. Tất cả mọi người đều có thể góp phần vào việc gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc. 

Câu 9: Tại sao phải tuân thủ kỉ luật lao động trong quá trình làm việc?

  • A. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  • B. Để năng suất làm việc cao hơn.
  • C. Để các sản phẩm làm ra bán được giá cao hơn.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 10: Theo em, các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp chúng ta có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với bản thân để thực hiện trách nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.
  • B. Tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống là một trong những hình thúc phù hợp nhất đối với học sinh trong công tác giữ gìn nghề truyền thống.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Theo em, việc hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống có tác dụng gì?

  • A. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
  • B. Phân luồng lao động.
  • C. Đào tạo nguồn lao động trình độ cao cho các làng nghề.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Theo em, việc trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền thống có tác dụng gì?

  • A. Nâng cao giá thành sản phẩm.
  • B. Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
  • C. Đảm bảo thu nhập cao cho các nghệ nhân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Theo em, chất lượng của các sản phẩm nghề truyền thống phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Chất lượng của các nguyên liệu đầu vào.
  • B. Kĩ năng và tâm huyết của các nghệ nhân.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 14: Để có thể phát triển các nghề truyền thống, chúng ta cần hướng tới thay đổi những phương diện nào? 

  • A. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • B. Đối tượng mua.
  • C. Thị trường tiềm năng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ