Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô đem lại những lợi ích:

  • A. Giúp chúng ta học tập hiệu quả hơn.
  • B. Giúp môi trường học tập trở nên vui vẻ, hoà đồng.
  • C. Tạo hứng khởi để bắt đầu một ngày học mới.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Để có thể giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để, mỗi người cần phải duy trì thái độ như thế nào?

  • A. Chân thành, tha thiết.
  • B. Lý trí, tỉnh táo.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần.
  • B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè.
  • C. Giữ gìn mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn.
  • D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình. 

Câu 4: Theo em, bước nào là bước thiết yếu và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Xác định vấn đề cần giải quyết.
  • B. Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề.
  • C. Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề.
  • D. Đánh giá hiệu quả phương pháp. 
 

Câu 5: Lớp em có một bạn nam thường xuyên ngồi một mình trong giờ ra chơi. Em sẽ giúp bạn ấy hòa nhập với tập thể lớp như thế nào?

  • A. Chủ động bắt chuyện với bạn.
  • B. Nhờ cô giáo giao việc để bạn tiếp xúc nhiều hơn với các bạn trong lớp.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Sắp đến ngày em phải tham gia một cuộc thi rất quan trọng. Đâu không phải là ý kiến đúng để có thể giảm bớt lo lắng và căng thẳng?

  • A. Nâng cao cường độ ôn tập trong những ngày cuối.
  • B. Nghe nhạc, đi dạo, tâm sự với người thân để thư giãn đầu óc.
  • C. Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
  • D. Học tập, sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học. 

Câu 7: Một bạn nữ trong lớp nói lại với em rằng bạn M nói những điều chưa đúng về em. Em sẽ ứng xử như thế nào sau khi biết chuyện?

  • A. Gặp trực tiếp bạn M để nói chuyện thẳng thắn, hỏi bạn về những điều bạn chưa hài lòng ở em và hi vọng bạn không tiếp tục nói xấu mình như vậy.
  • B. Về nhà kể cho bố mẹ nghe.
  • C. Nói với thầy cô giáo để có biện pháp răn dạy bạn M.
  • D. Không làm gì cả.

Câu 8: Theo thời gian biểu, sau khi học về em sẽ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa. Nhưng về đến nhà em mở tivi ra xem và không muốn làm gì? Em cần làm gì để mình có kỉ luật hơn và thực hiện đúng thời gian biểu.

  • A. Em có thể đặt chuông nhắc thời gian biểu.
  • B. Suy nghĩ đến những vấn đề có thể xảy ra khi bản thân mải xem ti vi và không làm việc. 
  • C. Nhờ người thân trong gia đình: ông bà, bố, anh chị em,... trong nhà nhắc nhở.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Khi giao tiếp với thầy cô, em nên chú ý cách cư xử như thế nào?

  • A. Cư xử đúng mực.
  • B. Ngoan ngoãn, lễ phép.
  • C. Nghiêm túc.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10:  Đâu không phải là kĩ thuật đúng để điều chỉnh cảm xúc?

  • A. Nhắm mắt thở đều.
  • B. Lắng nghe tiếng thở.
  • C. Uống một cốc nước thật to.
  • D. Cười theo các mức độ khác nhau: hi hi, ha ha, hô hô,...

Câu 11: Đâu không phải là câu danh ngôn về tình thầy trò?

  • A. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.
  • B. Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.
  • C. Nếu bạn không thể thất bại, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tiến bộ hơn.
  • D. Ước mơ bắt đầu với một người thầy tin ở bạn, người thầy ấy lôi kéo, xô đẩy bạn đến một vùng cao khác, và đôi khi thúc bạn là một cây gậy nhọn là “sự thực”.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Suy nghĩ tích cực là yếu tố quyết định để mỗi chúng ta có cái nhìn lạc quan, vui vẻ và một tâm hồn khoẻ mạnh.
  • B. Người có suy nghĩ tích cực luôn tin rằng mình sẽ làm được, sẽ vượt qua mọi trở ngại nếu mình cố gắng. 
  • C. Kiểm soát lo lắng là một trong những kĩ năng điều chỉnh cảm xúc mà mỗi cá nhân cần rèn luyện mới có.
  • D. Suy nghĩ tích cực không có tác dụng gì trong việc kiểm soát sự lo lắng.

Câu 13: Hoạt động nào mà các thành viên trong gia đình có thể tham gia cùng nhau?

  • A. Đi dã ngoại.
  • B. Du lịch nghỉ dưỡng.
  • C. Đi mua sắm. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14:  Bản chất của sự lo lắng là gì?

  • A. Là một trạng thái cảm xúc của con người.
  • B. Thường gắn với vấn đề nào đó chưa được giải quyết hoặc đánh giá quá mức vấn để xảy ra.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 15:  Việc làm nào sau đây góp phần nuôi dưỡng tình cảm gia đình?

  • A. Cả nhà cùng tập thể dục.
  • B. Em hỏi thăm sức khỏe ông bà.
  • C. Bố giặt quần áo cho cả nhà.
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 16: Việc không thể kiểm soát cơn nóng giận đem đến những tác hại gì?

  • A. Làm gia tăng nhịp tim, huyết áp.
  • B. Gây ảnh hưởng đến não bộ.
  • C. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17:  Việc làm nào sau đây không góp phần nuôi dưỡng tình cảm gia đình?

  • A. Em cùng mẹ nấu cơm và nấu món bố thích. 
  • B. Xin tiền tiêu vặt của bố mẹ.
  • C. Em hỏi thăm sức khỏe ông bà.
  • D. Bố hỏi em về tình hình học tập ở trường.

Câu 18: Đâu không phải là phương pháp đúng để giảm cơn nóng giận?

  • A. Điều hoà hơi thở.
  • B. Uống một cốc nước thật to.
  • C. Nghĩ đến những điều tích cực.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 19: Sau khi bạn V đi học về lập tức mở ti vi với âm lượng rất to để xem chương trình yêu thích. Theo em, hành động của bạn có thể hiện sự quan tâm đến gia đình hay không? 

  • A. Có vì bạn chỉ xem ti vi, không gây rắc rối cho bố mẹ.
  • B. Không vì khi bạn bật ti vi quá to sẽ dễ gây ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 20:  Việc thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ đem lại lợi ích gì?

  • A. Giúp con người mạnh khoẻ, vui vẻ hơn.
  • B. Làm cho tinh thần sáng khoái, nâng cao chất lượng công việc.
  • C. Giúp chúng ta có một cơ thể đẹp, tự tin khi xuất hiện.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: M và C là hai chị em sinh đôi. Tuy M là chị nhưng thường xuyên tranh giành với C và không chịu làm việc nhà. Theo em, hành động của M sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Khiến bố mẹ phiền lòng.
  • B. Khiến hai chị em dễ xung đột, cãi nhau.
  • C. Giúp tình cảm gia đình đi lên, ngày càng gắn bó, thân thiết.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 22: Tư thế đứng đúng là:

  • A. Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
  • B. Giữ lưng và hai chân thẳng để trọng lực cơ thể cân bằng. 
  • C. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Chúng ta nên làm thế nào để giải quyết các vấn đề xảy ra trong gia đình?

  • A. Họp gia đình để cả nhà cùng góp ý cho nhau. 
  • B. Ai về phòng người đó để tranh cãi nhau.
  • C. Tạo hoạt động chung giữa mọi người.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 24: Thế nào là tự tin?

  • A. Là biết phấn đấu, nỗ lực không ngừng.
  • B. Là luôn tự cho mình hơn người, không cần đến ý kiến, sự hợp tác và giúp đỡ của bất cứ ai.
  • C. Là sự tin tưởng vào khả năng và hành động của bản thân.
  • D. Là tự đánh giá thấp mình, luôn cảm thấy mình yếu kém so với người khác.

Câu 25: Hành động nào sau đây không nên làm khi người lớn trong gia đình tranh luận về vấn đề giáo dục con?

  • A. Đứng về phía của bố hoặc mẹ để tranh luận.
  • B. Cố gắng để không trở thành tâm điểm tranh luận của bố mẹ.
  • C. Tự giác hoàn thành công việc.
  • D. Đề nghị người lớn không tranh luận nữa.

Câu 26: Thế nào là hoà đồng?

  • A. Là sự cởi mở đối với mọi người.
  • B. Là sự bình đẳng giữa người với người.
  • C. Là sự cởi mở, thân thiện đối với mọi người, không phân biệt đẳng cấp, không xa lánh người khác và luôn bình đẳng với nhau.
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 27: Thế nào là một gia đình hạnh phúc?

  • A. Là gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần, làm cho mỗi thành viên trong cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự do phát triển năng lực cá nhân.
  • B. Là gia đình có đầy đủ ông bà, bố mẹ, anh chị em.
  • C. Là một gia đình thật giàu có. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 28: Làm thế nào để có thể cân bằng việc học với thực hiện sở thích cá nhân?

  • A. Cứ chơi đến lúc nào cảm thấy chán thì dừng lại.
  • B. Lập thời gian biểu rõ ràng, rành mạch.
  • C. Thời gian học nhất định phải nhiều hơn thời gian dành cho những sở thích cá nhân.
  • D. Không cần quan tâm vì hết giờ học trên lớp là có thể thoải mái thực hiện sở thích.

Câu 29: Để giữ gìn một gia đình hạnh phúc, chúng ta không nên làm gì?

  • A. Tranh giành đồ chơi với em.
  • B. Thường xuyên đi chơi về muộn.
  • C. Lười biếng, không chăm chỉ học tập.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Tìm hiểu kĩ các môn học và cách học hiệu quả với từng môn sẽ giúp ích gì cho quá trình học tập?

  • A. Giúp chúng ta có thể thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường học tập.
  • B. Giúp chúng ta nắm rõ và hiểu bài nhanh hơn.
  • C. Giúp cho quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 31: Các công việc, hoạt động nào sau đây học sinh không thể tham gia để có thêm khoản tiền cho bản thân?

  • A. Các công việc bán thời gian ở cửa hàng quần áo, quán trà sữa,...
  • B. Các việc làm của gia đình như: trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm bán lấy tiền,...
  • C. Học tập tốt để có học bổng, tiền thưởng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 32: Xác định những việc làm giúp em trở nên tự tin?

  • A. Luôn giữ quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
  • B. Rèn luyện thể dục, thể thao, tham gia các lớp năng khiếu.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động chung.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 33: Làm thế nào để chúng ta có thể cân bằng giữa việc học và các công việc đem lại khoản tiền thêm?

  • A. Lập thời gian biểu cụ thể, rõ ràng.
  • B. Cố gắng học tập thật tốt để nhận được các khoản tiền như học bổng, thưởng học sinh giỏi,...
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 34: Đâu là việc làm không phù hợp để điều chỉnh cảm xúc, thái độ của bản thân?

  • A. Nói thật nhiều khi đang bực tức.
  • B. Luôn nghĩ đến điều tích cực của người khác.
  • C. Hít thật sâu, thở ra chậm để giảm sự tức giận.
  • D. Mở lòng chia sẻ khi bản thân đã đủ bình tĩnh.

Câu 35: Mặt khác, nếu chúng ta làm quá nhiều việc một lúc để tìm kiếm thêm các khoản tiền cho bản thân có gây ra tác hại gì không?

  • A. Có vì nó có thể khiến chúng ta xao nhãng việc học, ảnh hưởng đến kết quả học tập. 
  • B. Không vì nó giúp chúng ta có thêm tiền để đáp ứng các nhu cầu cần thiết.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 36: Thế nào là tự tin?

  • A. Là biết phấn đấu, nỗ lực không ngừng.
  • B. Là luôn tự cho mình hơn người, không cần đến ý kiến, sự hợp tác và giúp đỡ của bất cứ ai.
  • C. Là sự tin tưởng vào khả năng và hành động của bản thân.
  • D. Là tự đánh giá thấp mình, luôn cảm thấy mình yếu kém so với người khác.

Câu 37: Bạn K rất thích một bộ đồ chơi kiểu mới nên đã dùng tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ cho để mang bộ đồ chơi về. Em có đồng tình với hành động của K hay không?

  • A. Không đồng tình vì K làm như vậy hoàn toàn sai với mục đích khi mẹ cho tiền.
  • B. Đồng tình vì K hoàn toàn có thể vay tiền bạn bè để mua đò dùng học tập.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 38:  Những điều gì có thể khiến một cá nhân cảm thấy tự tin?

  • A. Vẻ ngoài sáng sủa, gọn gàng, dễ gây thiện cảm.
  • B. Thành tích học tập kém.
  • C. Tính cách kiêu căng, tự mãn.
  • D. Gia đình giàu có.

Câu 39: Sau trận lũ lụt, gia đình M rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm chi tiêu, bạn đã cắt bỏ hầu hết các sở thích cá nhân, để dành tiền giúp đỡ bố mẹ trang trải cuộc sống. Theo em, M là một người như thế nào?

  • A. M rất thông mình và biết tính toán.
  • B. M là một người con hiếu thảo.
  • C. M là một người tiết kiệm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 40:  Đâu là những tâm lí thường thấy ở lứa tuổi học sinh?

  • A. Nóng giận, dễ bực bội.
  • B. Thiếu tự tin, hay cáu gắt. 
  • C. Buồn, vui vô cớ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ