[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 29: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 29: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về các hiện tượng thời tiết?

  • A. Bầu năng, mướp đắp mua, dưa đại hạn.
  • B. Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy.
  • C. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây báo hiệu trời sắp mưa bão?

  • A. Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió.
  • B. Xuất hiện mây đen ngày một nhiều.
  • C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về hiện tượng bão, lũ?

  • A. Ba ngày gió nam, mùa màng mất trắng.
  • B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
  • C. Tháng riêng rét dài/ Tháng hai rét lộc.
  • D. Năm nhuần tháng hạn.

Câu 4: Đồ vật nào sau đây là cần thiết phải chuẩn bị trước khi bão đổ bộ?

  • A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ.
  • B. Áo phao, đèn pin.
  • C. Điện thoại.
  • D. Quần áo.

Câu 5: Con người cần phải có thái độ như thế nào để có thể ứng phó với bão lũ?

  • A. Bình tĩnh, không hoảng loạn.
  • B. Cẩn thận, nhanh trí, không liều lĩnh.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Khi có thông tin về bão, chúng ta không nên dự trữ các loại lương thực, thực phẩm như thế nào?

  • A. Có hạn dài.
  • B. Các loại đồ khô: mì tôm, bánh, lương khô,...
  • C. Các thực phẩm tươi sống: tôm, cua, cá,...
  • D. Các loại đồ hộp, sữa cho trẻ em,...

Câu 7: Chúng ta nên chọn mua lương thực, thực phẩm với số lượng như thế nào? 

  • A. Mua đủ dùng cho vài ngày với mức tiết kiệm.
  • B. Mua đủ dùng cho vài ngày, sử dụng thoải mái.
  • C. Mua thật nhiều đồ để dùng cho cả tháng.
  • D. Mua càng nhiều càng tốt.

Câu 8: Hành động nào sau đây không nên làm khi trời đang mưa bão?

  • A. Ngắt điện toàn bộ các thiết bị điện tử, điện thoại khi có sấm sét.
  • B. Trú, tránh dưới gốc cây, cột điện.
  • C. Trú ẩn trong nhà, trường học,...
  • D. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn. 

Câu 9: Hoạt động nào sau đây nên làm trước khi có bão, lũ?

  • A. Theo dõi thông tin về bão, lũ trên báo, đài.
  • B. Kiểm tra toàn bộ nhà: cửa chính, cửa sổ, mái nhà,... và nguồn nước để kịp thời sửa chữa nếu cần thiết.
  • C. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Khi xảy ra lũ lụt, chúng ta nên thực hiện những việc nào?

  • A. Di chuyển đến nơi cao và an toàn.
  • B. Không đi lại, chơi đùa ở những nơi ngập lụt hay lội xuống nước khi có dây điện, cột điện bị đổ.
  • C. Mặc áo phao hoặc sử dụng các đồ vật có thể nổi.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây là cần thiết để ứng phó sau bão?

  • A. Tiếp tục theo dõi thông tin trên báo, đài.
  • B. Tích trữ thêm lương thực, thực phẩm đề phòng mưa bão kéo dài.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Hành động nào dưới đây không được phép thực hiện sau khi lũ đi qua?

  • A. Đến gần bờ sông, suối hoặc nơi bị sạt lở.
  • B. Sử dụng màn khi ngủ để tránh côn trùng, muỗi đốt.
  • C. Không dùng lương thực đã bị ngấm nước lụt.
  • D. Vệ sinh môi trường, khử trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng. 

Câu 13: Trước khi bão đổ bộ, gia đình L đã nhanh chóng tích trữ rất nhiều mì gói, đồ hộp, nước sạch. Khi bão vào đất liền, tình trạng ngập lụt xảy ra khắp nơi. Bà H, hàng xóm nhà L hi vọng gia đình bạn có thể chia sẻ một chút thức ăn vì toàn bộ đồ trong nhà bà đã bị nước làm ướt hết? Nếu em là L trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Sẵn sàng chia sẻ cho bà nhưng vẫn phải đảm bảo gia đình có đủ thức ăn để cầm cự qua bão.
  • B. Không chia sẻ vì dù sao bà cũng chỉ là hàng xóm.
  • C. Chỉ chia sẻ khi bà chịu trả tiền hoặc đổi bằng đồ vật có giá trị.
  • D. Đem tất cả cho bà, chỉ giữ lại một ít cho cả nhà.

Câu 14: Trong trường hợp phát hiện có người đang bị lũ cuốn đi, chúng ta cần phải ứng phó như thế nào?

  • A. Lập tức nhảy xuống cứu người.
  • B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh, dùng gậy, sào, cành cây dài,... để người gặp nạn có thể bám lấy và nhanh chóng kéo họ vào bờ.
  • C. Liên hệ với đội cứu hộ.
  • D. Tất cả các phương án trên . 

Câu 15: Ở quê M, mọi người đều bơi rất giỏi, kể cả trẻ em. Vì thế khi xảy ra ngập lụt, các gia đình thường có thái độ rất chủ quan, thậm chí còn bơi lội, chơi đùa khi nước dâng lên. Theo em, sự chủ quan của họ có thể gây ra những hậu quả gì? 

  • A. Mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da,... do bơi lội trong nước bẩn.
  • B. Có thể gây thiệt hại về người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ