Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bệnh nào dưới đây thường xuất hiện sau thiên tai?

  • A. Các bệnh liên quan đến đột biến gen và nhiễm sắc thể.
  • B. Các bệnh hiếm gặp: rối loạn đông máu,...
  • C. Các bệnh truyền nhiễm: tiêu chảy, dịch tả,...
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Quốc gia ở Đông Nam Á nào sau đây thường xuyên xảy ra động đất?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Triều Tiên. 

Câu 3: Đồ vật nào sau đây là cần thiết phải chuẩn bị trước khi bão đổ bộ?

  • A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ.
  • B. Áo phao, đèn pin.
  • C. Điện thoại.
  • D. Quần áo.

Câu 4: Đâu không phải là nguyên liêu, công cụ làm quạt giấy?

  • A. Bìa cứng.
  • B. Nan tre.
  • C. Đục.
  • D. Búa.

Câu 5: Con người cần phải có thái độ như thế nào để có thể ứng phó với bão lũ?

  • A. Bình tĩnh, không hoảng loạn.
  • B. Cẩn thận, nhanh trí, không liều lĩnh.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Đâu là nguyên liệu chính để làm tò he?

  • A. Đất sét.
  • B. Bột mì.
  • C. Bột năng.
  • D. Bột gạo.

Câu 7: Sạt lở đất gây ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?

  • A. Thiệt hại về người.
  • B. Thiệt hại về tài sản.
  • C. Thiệt hại về điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội.
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 8: Theo em, chất lượng của các sản phẩm nghề truyền thống phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Chất lượng của các nguyên liệu đầu vào.
  • B. Kĩ năng và tâm huyết của các nghệ nhân.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 9: Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
  • B. Tự sử dụng thuốc tại nhà.
  • C. Nhờ sự tư vấn của bạn bè, người quen.
  • D. Xem bói. 

Câu 10: Ai là người có trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống?

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Nghệ nhân ở các làng nghề.
  • C. Tất cả mọi người.
  • D. Những người trưởng thành.

Câu 11: Sau khi lũ qua đi, cả gia đình M phải tập trung dọn dẹp nhà cửa và thay mới các đồ dùng bị hư hỏng. Nhưng thay vì sử dụng nước sạch, bố M lại dùng nước mưa để cọ rửa mọi thứ. Theo em, hành động của bố M là đúng hay sai? 

  • A. Đúng vì như vậy sẽ giúp tiết kiệm nước.
  • B. Sai vì trong nước mưa có thể chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có thể gây các bệnh về da, thậm chí là bệnh truyền nhiễm.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 12: Hoạt động nào dưới đây khiến cho các nghề truyền thống bị mai một?

  • A. Tổ chức triển lãm, hội thi nghề truyền thống.
  • B. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm nhập ngoại.
  • C. Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra khắp nơi trên thế giới.
  • D. Hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống.

Câu 13: Hoạt động nào sau đây giúp giảm biến đổi khí hậu?

  • A. Sử dụng bóng đèn dây tóc.
  • B. Chặt câu lấy gỗ.
  • C. Lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà.
  • D. Xây dựng các khu công nghiệp.

Câu 14: Đâu là thứ tự đúng để tạo ra một sản phẩm thổ cẩm truyền thống hoàn chỉnh?

  • A. Kéo thành sợi dài => Bật bông tơi => Xe bông thành chỉ => Ngâm màu => Phơi khô => Dệt.
  • B. Bật bông tơi => Xe bông thành chỉ => Kéo thành sợi dài => Ngâm màu => Phơi khô => Dệt.
  • C. Bật bông tơi => Kéo thành sợi dài => Xe bông thành chỉ => Ngâm màu => Dệt => Phơi khô.
  • D. Bật bông tơi => Kéo thành sợi dài => Xe bông thành chỉ => Ngâm màu => Phơi khô => Dệt.

Câu 15: Khi đi siêu thị, D thường mang túi vải từ nhà đi để đựng và rất hạn chế việc sử dụng túi nilon. Việc làm của D đem lại lợi ích gì? 

  • A. Giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.
  • B. Tiết kiệm chi phí.
  • C. Nhanh và gọn nhẹ hơn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam?

  • A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
  • B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
  • C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
  • D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

Câu 17: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Trong xã hội loài người, cái đáng quý nhất là lao động, người đáng quý nhất là người lao động.” Câu nói trên có ý nghĩa gì?

  • A. Ca ngợi vai trò của lao động và người lao động.
  • B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động trong xã hội hiện đại.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 18: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về làm mứt ở Việt Nam?

  • A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
  • B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
  • C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
  • D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

Câu 19: Khi đường ống nước trong nhà bị vỡ, chúng ta phải tìm ai để sửa chữa? 

  • A. Thợ may.
  • B. Thợ thủ công.
  • C. Thợ điện.
  • D. Thợ sửa ống nước.

Câu 20: Khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền, yêu cầu về ngôn ngữ phải như thế nào?

  • A. Tha thiết, chân thành.
  • B. Nghiêm túc, cứng rắn.
  • C. Mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 21: Những việc làm cụ thể nào trong học tập có thể rèn luyện các yếu tố tạo nên giá trị của nghề?

  • A. Đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập đúng hạn.
  • B. Kiên trì giải các bài tập khó.
  • C. Luôn để đồ dùng để gọn gàng, ngăn nắp.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Để xây dựng được một sản phẩm tuyên truyền, có cần sử dụng đến ngôn ngữ cơ thể hay không?

  • A. Có vì nó sẽ giúp sản phẩm tuyên truyền trở nên sống động, linh hoạt.
  • B. Không vì chỉ cần ngôn ngữ bằng lời nói cũng đủ để biểu đạt.
  • C. Đáp án khác
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Đi làm đúng giờ, không đi muộn, về sớm là biểu hiện của yếu tố nào?

  • A. Gọn gàng.
  • B. Đúng thời gian.
  • C. Kiên trì.
  • D. Tận tâm.

Câu 24: Sự giúp đỡ giữa người với người có thể đem đến cho ta những gì?

  • A. Giúp chúng ta nhận được quý mến của mọi người xung quanh.
  • B. Tạo thêm nhiều mối quan hệ mới.
  • C. Là cầu nối để tình cảm giữa người với người trở nên khăng khít, thân thiết hơn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Theo em, là một học sinh, chúng ta cần rèn luyện cho mình những phẩm chất nào?

  • A. Yêu nước, nhân ái.
  • B. Chăm chỉ.
  • C. Trung thực, có trách nhiệm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 26: C là con một trong gia đình giàu có, vì thế từ nhỏ đã rất được chiều chuộng, không phải làm bất cứ việc gì. Lớp C tổ chức vệ sinh cuối năm để chuẩn bị nghỉ tết nhưng C nhất định không chịu tham gia vì cho rằng đó là công việc của các cô lao công. Em có đồng tình với hành động của C không?

  • A. Không đồng tình vì giữ gìn vệ sinh lớp học là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên, bao gồm C.
  • B. Đồng tình vì bố mẹ đóng tiền cho C để đi học chứ không phải để đến vệ sinh lớp.

Câu 27: Em nên có thái độ như thế nào với nghề nghiệp của bố mẹ? 

  • A. Tự hào về nghề nghiệp của bố mẹ.
  • B. Cố gắng học tập, rèn luyện để sau này có thể làm những công việc đáng tự hào như bố mẹ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 28: N đi siêu thị và thấy mọi người chen lấn, xô đẩy để mua hàng giảm giá. N cũng muốn mua món hàng đó vì thế đã chen vào để tranh giành với mọi người. Em có đồng tình với hành động của N không?

  • A. Không đồng tình vì N làm như vậy không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự mà còn có thể gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
  • B. Đồng tình vì phải làm như vậy N mới có thể mua được món đồ mình muốn.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 29: Chúng ta có thể dùng cách nào để lưu giữ kỉ niệm?

  • A. Dùng lời nói.
  • B. Viết nhật kí.
  • C. Chụp ảnh.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 30: Làm thế nào để nói, cười đủ nghe nơi công cộng?

  • A. Giữ khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe.
  • B. Nói bằng âm lượng vừa đủ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 31: Bài hát nào dưới đây viết về kỉ niệm với thầy cô và mái trường?

  • A. Thanh xuân.
  • B. Mong ước kỉ niệm xưa.
  • C. Gác lại lo âu.
  • D. Bạn ơi lắng nghe.

Câu 32: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

  • A. Đứng đúng hàng.
  • B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
  • C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
  • D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 33: Đâu là thứ chúng ta mong muốn có để cuộc sống thú vị hơn?

  • A. Quần áo
  • B. Đồ ăn.
  • C. Đồ chơi.
  • D. Đồ dùng học tập.

Câu 34: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào đúng với quy tắc ứng xử nơi công cộng?

  • A. Xếp hàng theo thứ tự trước khi vào thang máy.
  • B. Chen lấn, xô đẩy nhau ở siêu thị để mua hàng giảm giá.
  • C. Cười nói to trong viện bảo tàng. 
  • D. Vứt rác bừa bãi ở công viên.

Câu 35: Đâu là thứ chúng ta cần phải có trong cuộc sống?

  • A. Đồ chơi.
  • B. Dụng cụ thể dục.
  • C. Đồ trang sức. 
  • D. Quần áo.

Câu 36: Đọc thông tin dưới đây và cho biết đâu là quy tắc ứng xử nơi công cộng?

1. Thực hiện nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng. Giúp đỡ nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống, tàu xe, khi qua đường.

2. Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mĩ tục.

  • A. Quy tắc 1.
  • B. Quy tắc 2.
  • C. Quy tắc 3.
  • D. Cả 3 quy tắc trên.

Câu 37: Giữa bộ cờ vua, từ điển, sách khoa học, thước kẻ, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị nghỉ hè?

  • A. Bộ cờ vua.
  • B. Từ điển.
  • C. Sách khoa học.
  • D. Thước kẻ.

Câu 38: T tiết kiệm được một khoản tiền là 100.000 đồng. T có kế hoạch mua một quyển truyện có giá 50.000 đồng và một hộp khẩu trang giá 25.000 đồng vì đợt này không khí ô nhiễm nặng. Nhưng bạn nhớ ra tháng này sinh nhật mẹ và muốn mua chiếc kẹp tóc có giá 60.000 đồng để tặng. Cuối cùng T quyết định mua khẩu trang và kẹp tóc cho mẹ. Em có nhận xét về hành động của T?

  • A. T làm như vậy là không hợp lí vì nó sai so với dự tính chi tiêu trước đó.
  • B. T làm như vậy là hoàn toàn hợp lí vì khẩu trang và kẹp tóc là những đồ dùng cần thiết ngay hiện tại.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 39: Để trở thành một người chi tiêu thông minh và tiết kiệm, em nên làm gì?

  • A. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu mình mong muốn.
  • B. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết.
  • C. Thích gì mua đó, không cần suy nghĩ quá nhiều.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 40: D được mẹ hứa mua cho một đôi giày đá bóng và một quyển truyện tranh mới. Cùng lúc ấy, em gái D cũng cần mua một bộ sách tiếng anh nâng cao. Vì thế D đã bảo mẹ ưu tiên mua sách cho em, giày và truyện của D có thể để mua sau. Theo em, D là một người như thế nào?

  • A. D là một người biết nhường nhịn em.
  • B. M là một người con hiếu thảo.
  • C. M là một người tiết kiệm, biết tính toán.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ