[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 11: Xây dựng tình học trò

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 11: Xây dựng tình học trò - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vấn đề nào dưới đây thường hay xảy ra trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Đùa dai.
  • B. Bị bắt nạt.
  • C. Bất đồng ý kiến.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Quan sát tranh và cho biết giữa các bạn trong tranh đang xảy ra vấn đề gì?

 

  • A. Nhóm bạn đang bàn tán, nói xấu về bạn nữ.
  • B. Nhóm bạn đang nói những điểm tốt về bạn nữ.
  • C. Cả A và B đều có khả năng xảy ra.
  • D. Cả A và B đều không có khả năng xảy ra.

Câu 3: Dựa vào những gì đã học, hãy cho biết có tất cả bao nhiêu bước để giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. 3 bước.
  • B. 4 bước.
  • C. 5 bước.
  • D. 6 bước. 

Câu 4: Bạn nữ trong bức tranh nên làm gì trong trường hợp nêu trên?

  • A. Chủ động bắt chuyện, hỏi xem các bạn đang nói gì về mình.
  • B. Về nhà kể với bố mẹ.
  • C. Báo cáo với thầy cô giáo.
  • D. Không làm gì cả.

Câu 5: Đâu là thái độ không nên có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?

  • A. Chân thành.
  • B. Cáu giận.
  • C. Thẳng thắn.
  • D. Nhường nhịn. 

Câu 6: Đâu là thái độ cần có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?

  • A. Chân thành, thẳng thắn.
  • B. Tức giận, khó chịu.
  • C. Vui vẻ.
  • D. Kiêu căng. 

Câu 7: Từ những gì đã học, theo em đâu là bước thiết yếu và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Xác định vấn đề cần giải quyết.
  • B. Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề.
  • C. Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề.
  • D. Đánh giá hiệu quả phương pháp. 

Câu 8: Theo em, đâu là yếu tố để một thành viên mới trong lớp có thể nhanh chóng hoá nhập?

  • A. Sự chủ động, hoà đồng, vui vẻ của chính thành viên mới.
  • B. Sự đón nhận của các thành viên trong lớp.
  • C. Sự dẫn dắt, dạy bảo của thầy cô giáo.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Do sự bất đồng ý kiến.
  • B. Do ý thức của một số cá nhân. 
  • C. Do sự quan sát, bảo ban thiếu sát sao của phụ huynh, thầy cô giáo.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ bạn bè thì ai là nhân tố quan trọng nhất?

  • A. Bạn và bản thân.
  • B. Gia đình.
  • C. Thầy cô.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Bạn N là người rất vui tính, thường trêu một bạn nào đó để làm trò cười cho cả lớp. Một lần, em cũng bị N trêu chọc, khiến em rất khó chịu và không thích bị như vậy. Em nên làm gì trong tình huống này?

  • A. Nói rõ với N rằng mình không thích bị trêu chọc. 
  • B. Không hùa với N để trêu các bạn khác.
  • C. Nói với các bạn trong lớp không nên cười khi N trêu trọc ai đó.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Lớp em có một bạn nam thường xuyên ngồi một mình trong giờ ra chơi. Em sẽ giúp bạn ấy hòa nhập với tập thể lớp như thế nào?

  • A. Chủ động bắt chuyện với bạn.
  • B. Nhờ cô giáo giao việc để bạn tiếp xúc nhiều hơn với các bạn trong lớp.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 13: Một bạn nữ trong lớp nói lại với em rằng bạn M nói những điều chưa đúng về em. Em sẽ ứng xử như thế nào sau khi biết chuyện?

  • A. Gặp trực tiếp bạn M để nói chuyện thẳng thắn, hỏi bạn về những điều bạn chưa hài lòng ở em và hi vọng bạn không tiếp tục nói xấu mình như vậy.
  • B. Về nhà kể cho bố mẹ nghe.
  • C. Nói với thầy cô giáo để có biện pháp răn dạy bạn M.
  • D. Không làm gì cả.

Câu 14: Lớp em có một cuộc tranh luận. Do có sự bất đồng về ý kiến nên các bạn tranh cãi rất căng thẳng. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ làm thế nào?

  • A. Báo với giáo viên để thầy/cô giải quyết.
  • B. Tập hợp các bạn trong lớp cùng ngồi lại để làm rõ và giải quyết từng vấn đề.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Ủng hộ một ý kiến và phản đối bên còn lại. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ