[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 15: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 15: Xây dựng tình học trò - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Theo em, bài hát “Cả nhà thương nhau” nói về chủ đề gì?

  • A. Thầy cô.
  • B. Bạn bè.
  • C. Gia đình.
  • D. Hoà bình.

Câu 2: Đâu là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân?

  • A. Biếu ông bà loại trà mà ông bà thích uống.
  • B. Chủ động nấu những món ăn mẹ thích.
  • C. Cùng bố xem các bộ phim tư liệu, phim lịch sử. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Bài hát nào sau đây viết về tình cảm gia đình?

  • A. Mái trường mến yêu.
  • B. Ba ngọn nến lung linh.
  • C. Ngày ấy bạn và tôi.
  • D. Thầy cô cho em mùa xuân. 

Câu 4: Trong các vấn đề sau đây, vấn đề nào dễ nảy sinh trong quan hệ gia đình?

  • A. Sự thiếu quan tâm, ít khi hỏi han nhau.
  • B. Sự tranh luận gay gắt giữa những người lớn trong gia đình về cách nuôi dạy con.
  • C. Mâu thuẫn trong quan hệ giữa bố mẹ, giữa anh chị em trong nhà.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Đâu không phải là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân?

  • A. Tranh giành ti vi với em trai để xem chương trình mà mình yêu thích.
  • B. Tiết kiệm tiền đưa gia đình đi du lịch.
  • C. Mua chiếc váy mà mẹ đã thích từ rất lâu để làm quà sinh nhật.
  • D. Đưa đón ông bà đi tập dưỡng sinh.

Câu 6: Có bao nhiêu bước để giải quyết các vấn đề xảy ra giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. 2 bước.
  • B. 3 bước.
  • C. 4 bước.
  • D. 5 bước.

Câu 7: Việc thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Giúp mọi người quan tâm, hiểu nhau hơn.
  • B. Giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm khăng khít.
  • C. Khiến mọi người dần trở nên xa cách.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Chúng ta nên làm thế nào để giải quyết các vấn đề xảy ra trong gia đình?

  • A. Họp gia đình để cả nhà cùng góp ý cho nhau. 
  • B. Ai về phòng người đó để tranh cãi nhau.
  • C. Tạo hoạt động chung giữa mọi người.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 9: Những vấn đề xảy ra trong gia đình có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Không khí gia đình trở nên căng thẳng.
  • B. Các thành viên trong gia đình dần xa cách, mất đi sự tin tưởng lẫn nhau.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Chúng ta nên làm gì khi giữa anh chị em có sự bất đồng về các công việc trong gia đình?

  • A. Nói chuyện thoải mái, không cần kiềm chế cảm xúc.
  • B. Phân việc nhà rõ ràng hơn, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
  • C. Phàn nàn về nhau với bố mẹ.
  • D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 11: Hành động nào sau đây không nên làm khi người lớn trong gia đình tranh luận về vấn đề giáo dục con?

  • A. Đứng về phía của bố hoặc mẹ để tranh luận.
  • B. Cố gắng để không trở thành tâm điểm tranh luận của bố mẹ.
  • C. Tự giác hoàn thành công việc.
  • D. Đề nghị người lớn không tranh luận nữa.

Câu 12: Điều quan trọng nhất cần phải làm khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn là:

  • A. Có cách ứng xử đúng đắn và biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
  • B. Học cách tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để phù hợp với nhau hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 13: Trong phòng khách của gia đình, cả nhà ngồi ở ghế. Bà xem ti vi, bố dùng điện thoại, mẹ dùng máy tính,… Mọi người đều làm việc và không nói chuyện với nhau. Hãy đưa ra ý kiến của em để giải quyết tình huống này?

  • A. Nói chuyện với mợi người, thể hiện hi vọng rằng buổi tối cả nhà có thể dành thời gian cho nhau.
  • B. Rủ cả gia đình ra ngoài đi dạo, đi mua sắm hoặc ăn tối cùng nhau.
  • C. Đề nghị mọi người không làm việc riêng trong thời gian sinh hoạt gia đình.
  • D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 14: Mẹ dặn hai anh em B phân công nhau giúp bố mẹ việc nhà như: rửa bát, quét nhà, gấp gọn quần áo,… nhưng hai anh em thường xuyên xảy ra tranh cãi về việc người làm ít, người làm nhiều. Em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề giữa hai anh em?

  • A. Lập thời gian biểu cho từng người để phân chia lại công việc trong gia đình.
  • B. Thuê thêm người giúp việc.
  • C. Mắng cả hai anh em.
  • D. Không cần quan tâm vì anh em cãi nhau vài ngày sẽ hết.

Câu 15: Trong bữa cơm của gia đình, B thấy bố mẹ có vẻ buồn và căng thẳng, không ai nói với nhau câu nào, mỗi người nhìn đi một hướng. Hai anh em cũng buồn lây. Cả nhà ngồi ăn trong im lặng. Nếu em là B, em sẽ làm gì?

  • A. Tiếp tục ăn xong bữa cơm, sau đó đi lên phòng.
  • B. Quan tâm, hỏi thăm bố mẹ và thể hiện mong muốn rằng họ có thể nhanh chóng nói chuyện, làm hoà với nhau.
  • C. Phàn nàn trên bàn ăn khi thấy bố mẹ tỏ ra căng thẳng với nhau.
  • D. Bỏ ăn và trốn lên phòng. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ