Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc người nghe lắng nghe trong cuộc trò chuyện đem lại hiệu quả gì?

  • A. Tạo ấn tượng tốt, thiện cảm cho người nói.
  • B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 2: Theo em, thế nào là một người bạn đúng nghĩa, bạn tốt?

  • A. Là người luôn chiều theo những mong muốn của mình.
  • B. Là người tặng cho ta thật nhiều những món quà đắt tiền.
  • C. Là người luôn ở bên cạnh, động viên và cùng ta vượt qua khó khăn.
  • D. Là người mà gia đình, bố mẹ cảm thấy phù hợp.

Câu 3: Bạn N bị bạn M bắt phải xách cặp cho mình mỗi giờ tan học. Thậm chí còn bắt bạn mua đồ ăn sáng cho mình. Nếu biết chuyện, em sẽ làm gì?

  • A. Bênh vực và bảo vệ bạn N.
  • B. Mặc kệ, không quan tâm.
  • C. Báo với thầy cô giáo để có biện pháp giáo giục bạn M.
  • D. Cả A và C đều sai.

Câu 4: Em đặt chuông báo thức vào 6 giờ mỗi sáng để tập thể dục. Nhưng chuông reo mà em vẫn khó ra khỏi giường. Em nên làm gì để vùng dậy lúc chuông reo để tập thể dục mỗi sáng?

  • A. Em có thể ngủ sớm hơn vào hôm trước.
  • B. Em có thể đặt chuông cách nhau vài phút để có thể dậy được.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.
 

Câu 5: Lớp em có một cuộc tranh luận. Do có sự bất đồng về ý kiến nên các bạn tranh cãi rất căng thẳng. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ làm thế nào?

  • A. Báo với giáo viên để thầy/cô giải quyết.
  • B. Tập hợp các bạn trong lớp cùng ngồi lại để làm rõ và giải quyết từng vấn đề.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Ủng hộ một ý kiến và phản đối bên còn lại. 

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Tính kỉ luật giúp chúng ta tự giác, làm việc có hiệu quả hơn.
  • B. Tính kỉ luật vừa có lợi, vừa có hại.
  • C. Làm việc nhà không có ích gì cho sức khoẻ.
  • D. Uống nước đá không có tác hại gì đối với cơ thể. 

Câu 7: Bài hát nào dưới đây viết về tình thầy trò?

  • A. Bài học đầu tiên.
  • B. Cô giáo em.
  • C. Bụi phấn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Tập thể dục rất có lợi cho sức khoẻ.
  • B. Nên uống nhiều nước ấm thay vì nước đá, nước để lạnh.
  • C. Tính kỉ luật giúp chúng ta tự giác, làm việc có hiệu quả hơn.
  • D. Tính kỉ luật vừa có lợi, vừa có hại.

Câu 9: Câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đề cao vài trò của đối tượng nào?

  • A. Thầy cô giáo.
  • B. Cha mẹ.
  • C. Gia đình.
  • D. Bạn bè.

Câu 10: Người kỉ luật thường có những nét tính cách như thế nào?

  • A. Ngăn nắp, gọn gàng.
  • B. Lôi thôi, tuỳ tiện.
  • C. Bình tĩnh, lý trí.
  • D. Tính tự giác cao.

Câu 11: Để học sinh giao tiếp với thầy cô giáo của mình một cách hiệu quả, nên:

  • A. Rụt rè chia sẻ.
  • B. Mạnh dạn chia sẻ về chia sẻ, cảm xúc của mình.
  • C. Không chia sẻ bất cứ điều gì với thầy, cô giáo.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 12: Đâu không phải là cách để kiểm soát cảm xúc?

  • A. Điều chỉnh hành động cơ thể.
  • B. Uống thật nhiều nước.
  • C. Suy nghĩ tích cực.
  • D. Hít vào thật sâu, thở ra thật đều.

Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình càm cha mẹ – con cái?

  • A. Anh em như thể tay chân,/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • B. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,/Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
  • C. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • D. Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên.

Câu 14: Nguyên nhân nào có thể dẫn đến sự lo lắng ở học sinh?

  • A. Kết quả học tập.
  • B. Quan hệ bạn bè. 
  • C. Hành vi có lỗi khi không thực hiện đúng theo cam kết, theo quy định.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Đâu không phải là cách để nuôi dưỡng tình cảm gia đình?

  • A. Ra ngoài ăn hầu hết các ngày trong tuần.
  • B. Thường xuyên quan tâm, hỏi han nhau về cuộc sống, công việc.
  • C. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi, ốm đau.
  • D. Dành nhiều thời gian quây quần bên nhau.

Câu 16: Những biểu hiện nào của cơ thể cho thấy ta đang lo lắng?

  • A. Tim đập nhanh, toát mồ hôi.
  • B. Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.
  • C. Tay chân hoặc cả cơ thể run rẩy.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Khi được quan tâm, chăm sóc, các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy như thế nào?

  • A. Vui vẻ, hạnh phúc.
  • B. Có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 18: Theo em giữa một người hướng nội và một người hướng ngoại, ai sẽ là người giải toả căng thẳng nhanh hơn?

  • A. Người hướng nội.
  • B. Người hướng ngoại.
  • C. Hai người như nhau.
  • D. Lúc người hướng nội nhanh hơn, lúc người hướng ngoại nhanh hơn.

Câu 19: Theo em, trong trường hợp gia đình gặp khó khăn, chúng ta có nên tìm kiếm việc làm thêm để giúp đỡ gia đình không?

  • A. Không vì em chưa đủ tuổi và nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc học. 
  • B. Không vì bố mẹ sẽ không đồng ý.
  • C. Có vì chúng ta sẽ giúp gia đình có thêm thu nhập
  • D. Có vì đi làm sẽ giúp chúng ta tích luỹ kinh nghiệm. 

Câu 20: Tư thế ngồi đúng là:

  • A. Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, đầu gối giữ vuông góc.
  • B. Hông vuông góc với thân, lưng thẳng.
  • C. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Trong trận lũ vừa rồi, gia đình em bị cuốn trôi một số tài sản lớn. Bố mẹ em rất buồn vì sự mất mát này. Em có thể làm gì để chia sẻ khó khăn với bố mẹ?

  • A. Giữ tinh thần lạc quan, động viên bố mẹ.
  • B. Cố gắng chăm chỉ học tập cho bố mẹ yên lòng.
  • C. Tiết kiệm chi tiêu, giảm tiền tiêu vặt,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Việc giữ gìn góc học tập ngăn nắp, gọn gàng không được thể hiện qua những hành động nào?

  • A. Để nguyên sách vở trên bàn để mai học tiếp.
  • B. Sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập đúng nơi quy định
  • C. Dọn rác sau khi học tập xong.
  • D. Lau dọn, vệ sinh góc học tập hàng ngày.

Câu 23: Những vấn đề xảy ra trong gia đình có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Không khí gia đình trở nên căng thẳng.
  • B. Các thành viên trong gia đình dần xa cách, mất đi sự tin tưởng lẫn nhau.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 24: Hành động nào dưới đây được coi là không hoà đồng?

  • A. Chủ động kết bạn, làm quen với những người bạn mới.
  • B. Ngại giao tiếp, ít nói chuyện với mọi người xung quanh.
  • C. Tham gia các hoạt động tập thể một cách nhiệt tình. 
  • D. Không ngại chia sẻ, quan tâm khi bạn gặp khó khăn.

Câu 25: Chúng ta nên làm gì khi giữa anh chị em có sự bất đồng về các công việc trong gia đình?

  • A. Nói chuyện thoải mái, không cần kiềm chế cảm xúc.
  • B. Phân việc nhà rõ ràng hơn, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
  • C. Phàn nàn về nhau với bố mẹ.
  • D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 26: Nét tính cách nào sau đây được coi là tự tin?

  • A. Rụt rè, nhút nhát.
  • B. Mạnh dạn, chủ động.
  • C. Luôn sống thu mình, không dám thể hiện bản thân. 
  • D. Không có chính kiến, thiếu bản lĩnh.

Câu 27:  Hoạt động nào sau đây có thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

  • A. Cùng mẹ vào bếp nấu một bữa ăn ngon cho cả gia đình.
  • B. Chủ động dọn dẹp nhà cửa trước khi bố mẹ về.
  • C. Kể những chuyện vui, chuyện cười khi mọi người quây quần bên nhau.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 28: Hành động nào dưới đây được coi là hoà đồng?

  • A. Chủ động kết bạn, làm quen với những người bạn mới.
  • B. Kết thành bè phái trong lớp học. 
  • C. Thường xuyên ngồi chơi một mình.
  • D. Ít giao tiếp với mọi người xung quanh.

Câu 29:  Hoạt động nào không thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

  • A. Hướng sự quan tâm của mọi người đến những chủ đề vui vẻ.
  • B. Xin chữ kí của bố mẹ vào bài kiểm tra bị điểm kém.
  • C. Chia sẻ thành tích học tập, thành tích tốt của bản thân khi cả nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn.
  • D. Tổ chức sinh nhật bất ngờ cho thành viên trong gia đình. 

Câu 30: Nét tính cách nào sau đây được coi là hoà đồng?

  • A. Cởi mở, thân thiện.
  • B. Khép kín, nội tâm. 
  • C. Lầm lì, ít nói.
  • D. Nóng nảy, khó tính.

Câu 31:  Tại sao chúng ta phải kiểm soát chi tiêu?

  • A. Để giúp chúng ta làm chủ cuộc sống.
  • B. Để có một khoản tiền tiết kiệm nhất định, đề phòng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra.
  • C. Để không bị rơi vào cảnh kiệt quệ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 32: Nguyên nhân nào tạo nên sự thay đổi trong tâm lí lứa tuổi học sinh?

  • A. Do tự bản thân mỗi người.
  • B. Tuổi dậy thì, hệ cơ xương, thần kinh,... phát triển không đồng bộ nên dễ gây cáu giận, mệt mỏi.
  • C. Do sự thay đổi của môi trường sống.
  • D. Do gia đình tác động.

Câu 33: Đâu là lí do để em có thể thực hiện chi tiêu?

  • A. Chi tiêu cho sở thích.
  • B. Chi tiêu cho đồ dùng học tập.
  • C. Chi tiêu khi thấy đồ được giảm giá hoặc ăn uống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34:  Đâu là việc làm phù hợp để điều chỉnh cảm xúc, thái độ của bản thân?

  • A. Tìm một chỗ thật kín đáo để trốn.
  • B. Nói thật nhiều khi đang bực tức.
  • C. Mở lòng chia sẻ khi bản thân đã đủ bình tĩnh.
  • D. Giữ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực trong đầu.

Câu 35: Theo em, việc tìm kiếm thêm các khoản tiền cho bản thân ngay từ khi còn là học sinh có thể đem lại lợi ích gì?

  • A. Giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của đồng tiền.
  • B. Giúp chúng ta biết quý trọng đồng tiền, rèn luyện đức tính tiết kiệm.
  • C. Giúp chúng ta có thể tự đáp ứng một số nhu cầu của bản thân mà không cần nhờ đến bố mẹ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 36: Đâu là biểu hiện của một người tự tin?

  • A. Có kiến thức và hiểu biết.
  • B. Hiểu được tầm quan trọng và giá trị của bản thân. 
  • C. Tin tưởng vào khả năng và kết quả đạt được.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37: Bạn D tự nhận là một con người rất tiết kiệm. Bạn hầu như không dùng tiền vào bất cứ việc gì, thậm chí còn không bao giờ mua đồ ăn sáng vì nghĩ chi tiền vào đồ ăn là không cần thiết. Theo em, suy nghĩ của D như vậy là đúng hay sai?

  • A. Đúng vì như vậy bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền để chi tiêu vào những việc khác.
  • B. Sai vì bạn làm vậy tuy có thể tiết kiệm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 38: Theo em, sự tự tin có quan trọng và cần thiết không?

  • A. Không quan trọng, cũng không cần thiết
  • B. Chỉ cần thiết chứ không quá quan trọng.
  • C. Vô cùng quan trọng và cần thiết.
  • D. Không có phương án nào đúng.

Câu 39: Vấn đề nào dưới đây thường hay xảy ra trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Đùa dai.
  • B. Bị bắt nạt.
  • C. Bất đồng ý kiến.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 40: Những điều gì sẽ khiến một cá nhân cảm thấy thiếu tự tin?

  • A. Thành tích học tập tốt.
  • B. Bị tật nói lắp.
  • C. Có khả năng nói trước đám đông.
  • D. Biết cách tạo các mối quan hệ tốt đẹp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ