Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để có thể lắng nghe tốt, chúng ta không nên:

  • A. Lơ đãng, làm việc riêng khi người khác nói.
  • B. Nói tranh phần hoặc chen ngang khi người khác nói.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 2: Đâu không phải là cách phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

  • A. Tươi cười, chan hoà với mọi người.
  • B. Nhờ bạn làm bài, trực nhật hộ mình.
  • C. Cho bạn bè nhiều lời khuyên tích cực.
  • D. Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, bạn bè.

Câu 3: G là bạn thân của H. Dạo gần đây G thường xuyên nhờ H chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là H, em sẽ làm gì?

  • A. Tìm hiểu lí do tại sao G lại nhờ vả mình. Nếu G gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết.
  • B. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp G.
  • C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà.
  • D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn G. 

Câu 4: Theo em, thời gian nào là phù hợp để gặp thầy cô?

  • A. Đầu giờ học, giờ tan học.
  • B. Giờ nghỉ trưa.
  • C. Buổi tối.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Đâu là thái độ cần có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?

  • A. Chân thành, thẳng thắn.
  • B. Tức giận, khó chịu.
  • C. Vui vẻ.
  • D. Kiêu căng. 

Câu 6: Đâu không phải là thái độ cần có khi giao tiếp với thầy cô giáo?

  • A. Lễ phép.
  • B. Khó chịu.
  • C. Chân thành.
  • D. Cầu tiến. 

Câu 7: Từ những gì đã học, theo em đâu là bước thiết yếu và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề trong mối quan hệ bạn bè?

  • A. Xác định vấn đề cần giải quyết.
  • B. Xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề.
  • C. Lựa chọn và thực hiện biện pháp cho vấn đề.
  • D. Đánh giá hiệu quả phương pháp. 

Câu 8:  Bài hát nào dưới đây viết về tình bạn, tình thầy trò?

  • A. Mái trường mến yêu.
  • B. Mong ước kỉ niệm xưa.
  • C. Bụi phấn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Những lí do nào có thể khiến nảy sinh các khó khăn trong giao tiếp giữa học sinh và thầy cô giáo?

  • A. Lời nói không rõ ràng, rành mạch khiến không truyền tải nội dung được tốt.
  • B. Không hiểu ý diễn đạt của nhau.
  • C. Trò chuyện gây ra nhiều mâu thuẫn.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 10: Người có tính kỉ luật được thể hiện qua những đặc điểm nào?

  • A. Quyết tâm.
  • B. Can đảm. 
  • C. Tự định hướng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào? 

  • A. Trực tiếp phản bác lại thầy cô.
  • B. Chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép được trình bày rõ để thầy cô hiểu. 
  • C. Im lặng không nói gì.
  • D. Thầy cô nói xong lập tức chạy ra khỏi lớp. 

Câu 12: Chúng ta không nên làm gì khi bản thân có những suy nghĩ tiêu cực?

  • A. Nghe những bản nhạc buồn, tâm trạng.
  • B. Nghĩ về những kỉ niệm tốt đẹp.
  • C. Xem những video, bộ phim có nội dung hay, ý nghĩa.
  • D. Học cách nhìn nhận ưu điểm ở một người thay vì nhược điểm của họ.

Câu 13: Bạn C khi gặp cô giáo ở trên trường thì ngoan ngoãn, lễ phép chào cô. Tuy nhiên, khi ra ngoài đường gặp cô, bạn lại lờ đi, coi như không thấy cô để không phải chào hỏi. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn C?

  • A. Không đồng tình với hành động của C.
  • B. Đồng tình với hành động của C.
  • C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình.

Câu 14: Chúng ta cần phải làm gì để có thể kiểm soát sự nóng giận?

  • A. Hít vào thật sâu, thở ra thật chậm.
  • B. Tập trung nghĩ đến những điều tích cực.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 15: Thành viên gia đình bên nội không bao gồm:

  • A. Mợ.
  • B. Ông bà nội.
  • C. Cô.
  • D. Chú. 

Câu 16: Khi bị căng thẳng trong công việc, học tập, chúng ta không nên làm gì?

  • A. Nghe nhạc thư giãn.
  • B. Uống rượu.
  • C. Thả lỏng cơ bắp, đứng lên đi lại vài vòng.
  • D. Chơi thể thao.

Câu 17:  Khi gia đình có người ốm, em nên làm gì?

  • A. Chăm sóc, vệ sinh cho người ốm.
  • B. Động viên, khích lệ, nói nhẹ nhàng, an ủi người ốm.
  • C. Giữ không gian yên tĩnh cho người ốm nghỉ ngơi.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18:  Để tạo niềm vui và sự thư giãn, chúng ta có thể:

  • A. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
  • B. Dành thời gian cho những sở thích cá nhân.
  • C. Thử làm một điều mới mẻ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19: Nếu gia đình gặp khó khăn, em nên có cách ứng xử như thế nào?

  • A. Luôn lạc quan, động viên người thân.
  • B. Cùng người thân ra ngoài đi dạo, gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 20: Những biểu hiện nào của cơ thể cho thấy ta đang nóng giận?

  • A. Người nóng dần lên, tim đạp nhanh và thở gấp hơn.
  • B. Hoa mắt, chóng mặt.
  • C. Đau đầu.
  • D. Khó thở, tim đập nhanh.

Câu 21: Đâu là hành động để thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân?

  • A. Biếu ông bà loại trà mà ông bà thích uống.
  • B. Chủ động nấu những món ăn mẹ thích.
  • C. Cùng bố xem các bộ phim tư liệu, phim lịch sử. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Một chế độ sinh hoạt khoẻ mạnh không thể thiếu điều nào sau đây?

  • A. Ăn theo sở thích.
  • B. Chỉ nghỉ ngơi khi nào cảm thấy thực sự mệt mỏi.
  • C. Tập thể dục hàng ngày.
  • D. Có thể ngủ muộn, dậy muộn, miễn là đảm bảo đủ 8 tiếng một ngày.

Câu 23: Trong các vấn đề sau đây, vấn đề nào dễ nảy sinh trong quan hệ gia đình?

  • A. Sự thiếu quan tâm, ít khi hỏi han nhau.
  • B. Sự tranh luận gay gắt giữa những người lớn trong gia đình về cách nuôi dạy con.
  • C. Mâu thuẫn trong quan hệ giữa bố mẹ, giữa anh chị em trong nhà.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Em có thể thông qua những cách nào để hiện hình ảnh tốt đẹp của bản thân?

  • A. Thường xuyên chăm sóc cho vẻ đẹp bên ngoài.
  • B. Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, nâng cao năng lực cá nhân.
  • C. Tích cực tham các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Trong phòng khách của gia đình, cả nhà ngồi ở ghế. Bà xem ti vi, bố dùng điện thoại, mẹ dùng máy tính,… Mọi người đều làm việc và không nói chuyện với nhau. Hãy đưa ra ý kiến của em để giải quyết tình huống này?

  • A. Nói chuyện với mợi người, thể hiện hi vọng rằng buổi tối cả nhà có thể dành thời gian cho nhau.
  • B. Rủ cả gia đình ra ngoài đi dạo, đi mua sắm hoặc ăn tối cùng nhau.
  • C. Đề nghị mọi người không làm việc riêng trong thời gian sinh hoạt gia đình.
  • D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 26: Sự thiếu tự tin có thể gây ra tác hại như thế nào?

  • A. Khiến chúng ta luôn cảm thấy mình yếu kém, lệ thuộc vào người khác.
  • B. Bỏ lỡ cơ hội thể hiện trước người khác, trước đám đông để khẳng định giá trị của bản thân.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 27: Điều quan trọng nhất cần phải làm khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn là:

  • A. Có cách ứng xử đúng đắn và biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
  • B. Học cách tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để phù hợp với nhau hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 28: Luôn kết hợp lắng nghe với quan sát trong giờ có ích gì cho quá trình học tập?

  • A. Nắm bắt kiến thức một cách toàn diện, sâu sắc về mọi mặt.
  • B. Hiểu bài nhanh hơn.
  • C. Làm cho bài học thêm sinh động, tránh gây nhàm chán.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 29: Đối với em, gia đình có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên.
  • B. Là nơi có ông bà, bố mẹ, người thân, nơi dạy ta cách làm người.
  • C. Là điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Ở môi trường học mới chúng ta cần phải:

  • A. Không nên giao tiếp với bạn bè bè mới.
  • B. Luôn thân thiện với bạn bè và thầy cô
  • C. Chơi một mình không cần chào hỏi thầy cô giáo.
  • D. Không tham gia hoạt động cùng bạn bè.

Câu 31: Học sinh có thể sử dụng các khoản tiền vào việc gì?

  • A. Mua đồ dùng học tập.
  • B. Ăn sáng.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 32: Sở thích nào sau đây có hại cho quá trình học tập?

  • A. Đọc sách.
  • B. Chơi thể thao.
  • C. Chơi game liên tục trong nhiều giờ.
  • D. Đi du lịch.

Câu 33: Bạn D rất thích một đôi giày kiểu dáng mới nhưng lại không dám xin tiền bố mẹ. Vì thế bạn nhận chép hộ, làm bài hộ các bạn trên lớp để tiết kiệm tiền mua giày. Theo em, hành động của bạn là đúng hay sai?

  • A. Đúng vì bạn hoàn toàn dựa vào sức của mình để có các khoản tiền thêm.
  • B. Sai vì làm như vậy sẽ khiến các bạn trong lớp ỷ lại, ảnh hưởng đến thành tích học tập của tất cả mọi người.

Câu 34: Đâu là biểu hiện của sự tập trung trong lớp học?

  • A. Ghi chép bài đầy đủ.
  • B. Chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. 
  • C. Không làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 35: Cái mình cần là gì?

  • A. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
  • B. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
  • C. Là những thứ mình thích.
  • D. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 36: Sở thích nào sau đây có ích cho quá trình học tập?

  • A. Đọc sách.
  • B. Chơi game liên tục trong nhiều giờ.
  • C. Ăn uống.
  • D. Mua quần áo.

Câu 37: Giữa áo phông, từ điển, đồ chơi xếp hình, truyện tranh, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị năm học mới?

  • A. Áo phông.
  • B. Từ điển.
  • C. Đồ chơi xếp hình.
  • D. Truyện tranh.

Câu 38:  Đâu là mong muốn chính đáng của bản thân trong quan hệ với mọi người xung quanh?

  • A. Mong muốn bạn chỉ đổi xử tốt với một mình mình.
  • B. Mong muốn bạn luôn chủ động xin lỗi sau khi cãi nhau.
  • C. Mong muốn bạn bè giúp đỡ lẫn nhau.
  • D. Mong muốn bạn luôn phải tha thứ cho mình.

Câu 39: Cái mình muốn là gì?

  • A. Là những thứ cơ bản phải có để đảm bảo cuộc sống.
  • B. Là những thứ mình mong muốn để có cuộc sống thú vị hơn.
  • C. Là những thứ mình thích.
  • D. Là những thứ gia đình mình thích.

Câu 40: Những điểm khác biệt cơ bản khi học trung học cơ sở là gì?

  • A. Nhiều môn học hơn, nhiều hoạt động giáo dục diễn ra ở trường.
  • B. Nhiều giáo viên dạy hơn.
  • C. Phương pháp học tập đa dạng hơn, kiến thức đa dạng hơn,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ