Trắc nghiệm HĐTN 6 chân trời sáng tạo kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi đặt những câu hỏi gợi mở, chúng ta không nên:

  • A. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.
  • B. Dùng những từ gợi ý: nếu, giả sử,...
  • C. Ngữ khí nhẹ nhàng, đưa đẩy.
  • D. Không nói những câu khẳng định.

Câu 2: Giữa việc chỉ có một vài người bạn nhưng ai cũng thân thiết, chân thành và việc có một nhóm bạn rất đông nhưng ai cũng chỉ quen biết một chút thì đâu mới là những người có thể thực sự giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống? Vì sao?

  • A. Nhóm bạn đông vì càng nhiều người sẽ càng dễ giải quyết vấn đề.
  • B. Nhóm bạn thân thiết vì đó mới là những người thực sự hiểu và sẵn sáng giúp đỡ chúng ta vô điều kiện.
  • C. Cả hai nhóm đều có thể vì tất cả đều là bạn của chúng ta.
  • D. Không nhóm nào cả vì dù sao họ cũng chỉ là bạn bè, không phải người thân .

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Một mối quan hệ tốt phải dựa trên sự chân thành, tin tưởng từ cả hai phía.
  • B. Bạn bè với nhau có thể nhờ vả bất cứ chuyện gì, kể cả làm bài tập hộ.
  • C. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần.
  • D. Không nhất thiết phải thể hiện trách nhiệm chung với lớp mới có thể giữ mối quan hệ bạn bè.

Câu 4: Đâu không phải là cách đúng để làm quen và mở rộng mối quan hệ bạn bè?

  • A. Tặng những món đồ đắt tiền và yêu cầu bạn làm quen với mình.
  • B. Khen một món đồ của bạn.
  • C. Tìm hiểu sở thích và cùng nhau thực hiện.
  • D. Chủ động giới thiệu bản thân mình và hỏi tên bạn.
 

Câu 5: Để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ bạn bè thì ai là nhân tố quan trọng nhất?

  • A. Bạn và bản thân.
  • B. Gia đình.
  • C. Thầy cô.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Đâu là tiêu chí cần có khi quyết định làm quen với một người bạn mới?

  • A. Tính cách phù hợp.
  • B. Có cùng sở thích hoặc cùng chủ đề nói chuyện.
  • C. Không có sự phân biệt hoặc sự khác biệt quá xa về hoàn cảnh gia đình, tài chính,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Bạn N là người rất vui tính, thường trêu một bạn nào đó để làm trò cười cho cả lớp. Một lần, em cũng bị N trêu chọc, khiến em rất khó chịu và không thích bị như vậy. Em nên làm gì trong tình huống này?

  • A. Nói rõ với N rằng mình không thích bị trêu chọc. 
  • B. Không hùa với N để trêu các bạn khác.
  • C. Nói với các bạn trong lớp không nên cười khi N trêu trọc ai đó.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Bố dặn em không nên uống nước đá vì sẽ hỏng răng và viêm họng. Tuy nhiên em đang rất khát nước và phá lệ. Em nên làm gì để hiện mình là người biết nghe lời và làm theo điều tốt.

  • A. Em nên đi uống nước ấm và lên mạng tìm hiểu các tác hại của việc uống nước đá.
  • B. Không cần quan tâm và tiếp tục uống nước đá.
  • C. Giả vờ nghe lời và chỉ uống nước đá khi bố không nhìn thấy.
  • D. Không có đáp án nào đúng. 

Câu 9: Khi học sinh giao tiếp với thầy cô thường gặp phải những khó khăn như thế nào?

  • A. Khó khăn về tiền bạc.
  • B. Khó khăn do không hiểu ý nhau.
  • C. Khó khăn về cách truyền tải nội dung đến người nghe.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 10: Đâu là lợi ích mà tính kỉ luật có thể đem lại cho chúng ta?

  • A. Là liều thuốc để thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần làm việc và hành động.
  • B. Giúp con người tận dụng tối đa thời gian trong một ngày, không sa đà vào những thứ không cần thiết.
  • C. Giúp con người hoàn thành mọi mục tiêu được đề ra dù khó hay dễ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Tại sao khi không trả lời được câu hỏi mà thầy cô đặt ra, em không nên nhờ thầy cô giải thích lại?

  • A. Vì nếu thực sự không biết câu trả lời em sẽ làm mất thời gian và công sức của thầy cô.
  • B. Vì sẽ làm cho thầy cô cảm thấy khó chịu.
  • C. Vì sẽ làm cho các bạn phải chờ đợi.
  • D. Vì bản thân sẽ trở nên căng thẳng.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Kiểm soát lo lắng khiến con người trở nên yếu đuối.
  • B. Biết cách kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta làm chủ bản thân.
  • C. Suy nghĩ tích cực không có tác dụng gì trong việc kiểm soát sự lo lắng.
  • D. Suy nghĩ tích cực không phải là yếu tố quyết định giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan. 

Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình càm ông bà – con cháu?

  • A. Anh em như thể tay chân,/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • B. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,/Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
  • C. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • D. Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên

Câu 14: Để tạo ra những suy nghĩ tích cực, chúng ta nên làm gì?

  • A. Thả lỏng và luôn nghĩ về những điều tốt đẹp.
  • B. Nghe những bản nhạc buồn, tâm trạng.
  • C. Ở một mình.
  • D. Tiếp tục suy nghĩ về những điều khiến bản thân buồn phiền.

Câu 15: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình càm anh chị em?

  • A. Anh em như thể tay chân,/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • B. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,/Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
  • C. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • D. Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên.

Câu 16: Niềm vui, sự thư giãn sẽ đem đến những lợi ích gì cho con người?

  • A. Là cách chăm sóc đời sống tinh thần rất hiệu quả.
  • B. Giúp chúng ta xả hơi sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
  • C. Giúp kéo dài tuổi thọ, đem đến nguồn sinh lực mới cho con người.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Gia đình P chỉ có mình bạn là con một nên bình thường mọi người đều rất chiều chuộng. P không phải làm bất cứ một công việc nhà nào, chỉ cần ăn và học. Dần dần P trở nên kiêu căng, tự phụ, đôi khi thiếu lễ phép với người lớn trong gia đình. Theo em, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tính cách của bạn như bây giờ?

  • A. Do sự chiều chuộng quá đà của gia đình, người thân.
  • B. Do P là con một.
  • C. Do ảnh hưởng của xã hội xung quanh.
  • D. Tất cả các phương án trên.  

Câu 18: Loại nhạc nào có thể giúp chúng ta thư giãn một cách hiệu quả?

  • A. Nhạc nhẹ, nhạc không lời.
  • B. Nhạc rock.
  • C. Nhạc kháng chiến.
  • D. Nhạc trữ tình.

Câu 19: Những việc làm để chăm sóc người thân sẽ có tác động như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Giúp cho tình cảm mọi thành viên trong gia đình ngày càng tốt hơn. 
  • B. Khiến mọi người yêu thương và biết quan tâm, giúp đỡ nhau.
  • C. Giúp em có thể rèn luyện nhiều đức tính đáng quý: tự giác, chăm chỉ,...
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Việc giữ gìn góc học tập ngăn nắp, gọn gàng sẽ đem đến những lợi ích gì?

  • A. Mang lại cảm giác vui vẻ để học tập hiệu quả hơn.
  • B. Dễ dàng khi tìm đồ dùng, sách vở.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 21: Bố em đi công tác xa 2 tháng. Mẹ thường đi làm cả ngày, công việc cũng rất vất vả. Hành động nào sau đây không nên làm trong thời điểm này?

  • A. Tranh thủ tụ tập, vui chơi cùng bạn bè nhiều hơn.
  • B. Nhanh chóng hoàn thành việc học và giúp đỡ mẹ công việc nhà.
  • C. Cùng mẹ nấu cơm.
  • D. Thường xuyên gọi điện trò chuyện với bố. 

Câu 22: Tại sao phải vệ sinh cá nhân hàng ngày?

  • A. Giúp duy trì một sức khoẻ tốt.
  • B. Tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.
  • C. Là một trong những cách phòng tránh bệnh tật an toàn, ít tốn kém nhất.
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 23: Việc thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Giúp mọi người quan tâm, hiểu nhau hơn.
  • B. Giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm khăng khít.
  • C. Khiến mọi người dần trở nên xa cách.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Tự tin vào bản thân có ích như thế nào trong quá trình học tập?

  • A. Có thể tập trung vào bài làm của mình, không bị dao động bởi đáp án, ý kiến của các bạn khác.
  • B. Có thể mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học, từ đó thấu hiểu và nắm vững kiến thức hơn.
  • C. Nhận được sự yêu quý của mọi người khi luôn tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Trong bữa cơm của gia đình, B thấy bố mẹ có vẻ buồn và căng thẳng, không ai nói với nhau câu nào, mỗi người nhìn đi một hướng. Hai anh em cũng buồn lây. Cả nhà ngồi ăn trong im lặng. Nếu em là B, em sẽ làm gì?

  • A. Tiếp tục ăn xong bữa cơm, sau đó đi lên phòng.
  • B. Quan tâm, hỏi thăm bố mẹ và thể hiện mong muốn rằng họ có thể nhanh chóng nói chuyện, làm hoà với nhau.
  • C. Phàn nàn trên bàn ăn khi thấy bố mẹ tỏ ra căng thẳng với nhau.
  • D. Bỏ ăn và trốn lên phòng. 

Câu 26: Hành động nào sau đây thể hiện sự thiếu tự tin vào bản thân?

  • A. Không dám thể hiện mình trước người khác, trước đám đông.
  • B. Luôn tích cực hỗ trợ và tham gia các hoạt động tập thể cùng mọi người.
  • C. Mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến, nói năng bình tĩnh, dõng dạc.
  • D. Yêu thích một môn học nên có thể tự tin khi làm bài tập các môn đó.

Câu 27: Hành động nào sau đây có thể góp phần nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình?

  • A. Mua cho bố mẹ thật nhiều quần áo, giày dép mới.
  • B. Đầu tư chứng khoán để kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ.
  • C. Cùng nhau ăn cơm mỗi buổi tối.
  • D. Thường xuyên tụ tập đi chơi cùng bạn bè.

Câu 28: Làm thế nào để rèn luyện sự tập trung khi học trên lớp?

  • A. Chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • B. Luôn kết hợp lắng nghe với quan sát và ghi chép bài đầy đủ.
  • C. Mạnh dạn hỏi những điều mình chưa hiểu.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 29: Bầu không khí vui vẻ có tác dụng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình?

  • A. Giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau một ngày làm việc vất vả.
  • B. Nâng cao tình cảm gia đình.
  • C. Tạo động lực để các thành viên cùng nhau tiếp tục cố gắng học tập, làm việc.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Tại sao chúng ta phải đối xử hoà đồng, thân thiện với thầy cô, bạn bè?

  • A. Giúp chúng ta có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập.
  • B. Giúp môi trường học tập trở nên vui vẻ, thoải mái hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 31: Đâu không phải là khoản tiền mà một học sinh như em có thể nhận được?

  • A. Tiền mừng tuổi.
  • B. Tiền lương.
  • C. Tiền thưởng.
  • D. Tiền tiêu vặt. 

Câu 32: Tại sao thái độ, cảm xúc tiêu cực của bản thân tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh?

  • A. Khi tức giận, ta có thể nói những lời nói khó nghe, dễ gây hiểu nhầm vs người khác. 
  • B. Có thể làm ra những hành động ngoài ý muốn.
  • C. Đem đến cho mọi người những cảm xúc tiêu cực giống mình.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 33: Tại sao chúng ta cần phải chi tiêu cho công việc học tập?

  • A. Để phát triển bản thân và có điều kiện học tập tốt hơn.
  • B. Để không bị thầy cô mắng.
  • C. Để không thua kém bạn bè.
  • D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 34: Theo em, sự tự tin sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?

  • A. Đem lại nhiều thành công trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày.
  • B. Có cơ hội để khẳng định năng lực và giá trị bản thân.
  • C. Tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 35: Theo em, chúng ta cần phải làm gì trước khi quyết định chi tiêu?

  • A. Hỏi ý kiến bố mẹ.
  • B. Cân nhắc, suy xét thật kĩ.
  • C. Không cần làm gì cả.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 36: Theo em, sự khác biệt về vóc dáng giữa các bạn trong lớp mang lại ý nghĩa gì?

  • A. Chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau những việc làm phù hợp với đặc điểm cá nhân.
  • B. Tạo nên sự phân biệt giữa các bạn trong lớp.
  • C. Giúp cho chúng ta biết ai nên chơi và ai không nên chơi.
  • D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 37: Theo em, học cách kiểm soát chi tiêu một cách thông minh sẽ đem lại lợi ích gì?

  • A. Giúp chúng ta chi tiêu đúng nơi, đúng chỗ.
  • B. Giúp chúng ta rèn luyện đức tính tiết kiệm.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 38: Đâu là những giải pháp phù hợp để phát triển vóc dáng của bản thân?

  • A. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng, chăm chỉ luyện tập thể thao.
  • B. Ngủ đúng giờ, sâu giấc.
  • C. Xây dựng một môi trường sống lành mạnh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 39: Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố có mức độ ưu tiên cuối cùng?

  • A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh.
  • B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân.
  • C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích.
  • D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân.

Câu 40: Em nên làm gì để rèn luyện một tính cách tốt?

  • A. Luôn suy nghĩ tích cực.
  • B. Mở lòng để chia sẻ với mọi người.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ