Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Thứ tự kể trong văn tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
- Cách kể ngược gắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỷ niệm khó quê ,tạo cảm giác chân thành và giáu sức truyền cảm .
B. Nội dung chính cụ thể
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
- Thứ tự trong văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn nhữnh cách biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất .
- Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian (thứ tự tự nhiên). Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện.
- Kể theo trình tự thời gian có tác dụng làm cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dẫn theo dõi nhưng dễ đơn điệu, gây nhàm tẻ.
- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.
VD: Truyện:" Bánh trưng, bánh giày" có các sự kiện sau:
- Sự việc chính trong truyện:
- Nhân lúc về già, vua Hùng Vương thứ 7 trong ngày lễ Tiên vương có ý định chọn người nối ngôi.
- Các lang cố ý làm vừa lòng vua bằng những mâm cỗ thật đầy, thật hậu.
- Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng hai loại bánh dâng lễ Tiên Vương.
- Vua Hùng chọn bánh để lễ Tiên Vương và tế trời đất, nhường ngôi báu cho chàng.
- Từ đời Vua Hùng thứ 7, nước ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong các dịp lễ tết.
Kể theo trình tự thời gian: các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau.