Nội dung chính bài Số từ và lượng từ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Số từ và lượng từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
  • Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
  • Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
    • Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể.
    • Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Số từ

  • Số từ là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó.VD: trong câu "có ba quyển sách trên bàn", thì từ ba là số từ.
    • Số từ chỉ số lượng của sự vật: Số từ chỉ số lượng của sự vật thường đứng trước danh từ.
      • Ví dụ: ba cái ghế, năm cái kẹo,...
    • Số từ chỉ thứ tự của sự vật: Số từ chỉ thứ tự của sự vật thường đứng sau danh từ.
      • Ví dụ: ngày thứ nhất, đời vua Hùng Vương thứ sáu,..

2. Lượng từ

  • Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
  • Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
    • Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy
      • VD: Tất cả những học sinh đứng tập trung ở trên sân trường.
    • Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các, mọi, từng.
      • VD:  Những bông hoa hồng nở rộ đẹp rực rỡ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài: Số từ và lượng từ

Câu 1: (Trang 129 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.             

 Không ngủ được

 Một canh... hai canh... lại ba canh,
Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
 Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.                                   
   (Hồ Chí Minh)

Xem lời giải

 Câu 2: (Trang 129 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?       

Con đi trăm núi ngàn khe,
                                          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.                                            
(Tố Hữu)

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 129 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Qua hai ví dụ sau, em thấy ý nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?
a. Thần dừng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...]  (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.  (Sự tích Hồ Gươm)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 6, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Soạn văn 6 tập 1

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

Soạn văn 6 tập 2

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 23

BÀI 24

BÀI 25

BÀI 26

BÀI 27

BÀI 28

BÀI 29

BÀI 30

BÀI 31

BÀI 32

VNEN NGỮ VĂN 6 TẬP 1

VNEN NGỮ VĂN 6 - TẬP 2

Tuyển tập văn mẫu lớp 6

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ