Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "So sánh ( tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Có hai kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng
- So sánh không ngang bằng
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Các kiểu so sánh
a. So sánh ngang bằng
- So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.
- Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là…
Ví dụ 1: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối
Ví dụ 2:
“Trẻ em là búp trên cành”
“Anh em như thể tay chân”
“Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”
b. So sánh hơn kém
- So sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.
- Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…
- Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sáng ngang bằng.
Ví dụ:
- “Những trò chơi hấp dẫn trên game cuốn hút tôi hơn cả những bài học trên lớp” – Từ so sánh “hơn cả”
- “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng” – Từ so sánh “hơn cả”
- “Điểm kiểm tra của Minh còn cao hơn của Ngọc” => Thêm từ phủ định “không”, câu chuyển thành so sánh ngang bằng: “Điểm kiểm tra của Minh còn không cao hơn của Ngọc”
II. Tác dụng của so sánh
- Biện pháp so sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.