Nội dung chính bài: Hoán dụ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hoán dụ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
    • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
    • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
    • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
    • Lấy cái cụ thể để gọi cái từu tượng

B. Nội dung chính cụ thể

1. Hoán dụ là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.

  • VD: “ Mồ hôi mà đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương." Từ "Mồ hôi" trong câu ca dao trên được sử dụng để hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc vất vả.

So sánh giữa hai phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ:

  • Giống nhau: Hai phép tu từ trên đều là cách thay tên đổi họ cho sự vật dựa trên các phép liên tưởng, so sánh và được đặt trong văn cảnh cụ thể.

Khác nhau:

  • Ẩn dụ: cả hai vế A và B đều có quan hệ tương đồng (giống nhau).
  • Hoán dụ thì A và B có quan hệ gần gũi, thường đi liền với nhau.

2. Các kiểu hoán dụ.

Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

  • Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
    • VD:  Đàn bà dễ có mấy tay.Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.
  • Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
    • VD: “ Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”. =>Trái đất là vật chứa đựng, bởi nó là từ chỉ ý nghĩa tổng quát, bao trùm lên tất cả. Nó biểu thị cho tất cả con người sống trên mặt đất là vật bị chứa đựng. Vì thế trái đất ở đây là hình ảnh hoán dụ.
  • Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.
    • VD: “vàng bạc đeo đầy người” thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để chỉ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó).
  • Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
    • VD: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”=> Lấy “ Một cây” để nói toàn thể, ý nghĩa của phép hoán dụ trên nói lên sức mạnh sự đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta nên đoàn kết để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài: Hoán dụ

Câu 1: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2

Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

b)     Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

c)     Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

d)    Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

Xem lời giải

Câu 2: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2

Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Xem lời giải

Viết một đoạn văn có sử dụng phép hoán dụ và chỉ ra phép hoán dụ được sử dụng trong đoạn văn

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 6, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Soạn văn 6 tập 1

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

Soạn văn 6 tập 2

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 23

BÀI 24

BÀI 25

BÀI 26

BÀI 27

BÀI 28

BÀI 29

BÀI 30

BÀI 31

BÀI 32

VNEN NGỮ VĂN 6 TẬP 1

VNEN NGỮ VĂN 6 - TẬP 2

Tuyển tập văn mẫu lớp 6

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ