Nội dung chính bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt "

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

Tóm tắt lí thuyết

  • Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
  • Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
  • Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biệt đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
  • Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

B. Nội dung cụ thể

1.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

  • Trong cuộc sống, giao tiếp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Không có giao tiếp, con người không thể hiểu nhau, không thể trao đổi với nhau bất cứ điều gì. Xã hội sẽ không còn tồn tại.

=> Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

  • Muốn biểu đạt đầy đủ trọn vẹn để người khác hiểu thì phải nói (viết) có đầu có cuối, mạch lạc rõ ràng, có lí lẽ.
  • Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng PTBĐ phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
    • VD về văn bản: Lời phát biểu của thầy Hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới đã là một văn bản. Vì nó có chủ đề, có mạch lạc, biểu đạt một ý trọn vẹn (nêu thành tích năm qua, nhiệm vụ năm học mới, cổ vũ GV học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

2.Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

  • Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng: 

TT

Kiểu văn bản, PTBĐ

Mục đích giao tiếp

Ví dụ

1

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc

Truyện Bánh chưng bánh giầy

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái sự vật, con người

Tả bông hoa: màu sắc, hình dáng, hương thơm

3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

Bày tỏ tình cảm yêu thương với mẹ của mình

4

Nghị luận

Bàn luận, nêu ý kiến đánh giá

Bàn luận về câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

5

Thuyết minh

Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp

Văn bản thuyết minh về thành phần, công dụng, cách sử dụng in trên bao bì mỗi đồ dùng

6

Hành chính – công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người

Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời…

Xem thêm các bài Soạn văn 6, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Soạn văn 6 tập 1

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

Soạn văn 6 tập 2

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 23

BÀI 24

BÀI 25

BÀI 26

BÀI 27

BÀI 28

BÀI 29

BÀI 30

BÀI 31

BÀI 32

VNEN NGỮ VĂN 6 TẬP 1

VNEN NGỮ VĂN 6 - TẬP 2

Tuyển tập văn mẫu lớp 6

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ