Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Câu trần thuật đơn có từ là". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Trong câu trần thuật có từ là:
- Trong câu vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ có ý biểu thị phủ định thường sẽ đi kèm với các từ ngữ phủ định như là “không”, “chưa”.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:
- Câu định nghĩa
- Câu giới thiệu
- Câu miêu tả
- Câu đánh giá
B. Nội dung chính cụ thể
I. Xác định các chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
- Câu trần thuật đơn không có từ “là”: là kiểu câu được tạo do một cụm chủ vị, trong phần vị ngữ không xuất hiện từ là, câu dùng để miêu tả hoặc thông báo.
- Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.
- Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.
- Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành.
VD: Mẹ tôi là bác sĩ.→ trong đó, câu do một cụm chủ vị tạo thành. “Mẹ tôi” là chủ ngữ. “là bác sĩ” đóng vai trò vị ngữ. Vị ngữ có cấu tạo “là” kết hợp với danh từ. Câu này mang ý nghĩa giới thiệu.
II – Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật định nghĩa.
- VD: Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó.
- Câu trần thuật giới thiệu.
- VD: Ba tôi là giáo viên.
- Câu trần thuật miêu tả.
- VD: Ngày thứ 6 là một ngày sáng sủa và đẹp trời.
- Câu trần thuật đánh giá.
- VD: Cô ấy là một cô gái hiền lành và tốt bụng.