Câu 1: Nghề truyền thống là gì?
- A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.
- B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
- C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?
- A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.
-
B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.
- C. Nghề làm nón ở làng Chuông.
- D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.
Câu 3: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?
- A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.
- B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.
-
C. Nghề làm nón ở làng Chuông.
- D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.
Câu 4: Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Việt Nam?
-
A. Sen.
- B. Đông Hồ.
- C. Vạn Phúc.
- D. Thanh Hà.
Câu 5: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các sản phẩm đồ gia dụng và sản phẩm mây tre đan?
- A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
-
B. Khoái Châu, Hưng Yên.
- C. Thanh Hà, Quảng Nam.
- D. Phú Xuyên, Hà Nội.
Câu 6: Làng Vạn Phúc đặc trưng với nghề truyền thống nào?
- A. Nặn tò he.
- B. Chế tác đá mĩ nghệ.
- C. Trồng chè.
-
D. Dệt lụa.
Câu 7: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các loại hoa, cây cảnh?
-
A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
- B. Khoái Châu, Hưng Yên.
- C. Thanh Hà, Quảng Nam.
- D. Phú Xuyên, Hà Nội.
Câu 8: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?
- A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
- B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 9: Làng Non Nước đặc trưng với nghề truyền thống nào?
- A. Nặn tò he.
-
B. Chế tác đá mĩ nghệ.
- C. Trồng chè.
- D. Dệt lụa.
Câu 10: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?
- A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.
- B. Phát huy các giá trị văn hoá.
- C. Phát triển du lịch và xã hội.
-
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về làm mứt ở Việt Nam?
- A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
-
B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
- C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
- D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
Câu 12: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam?
-
A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
- B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
- C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
- D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
Câu 13: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về tranh dân gian ở Việt Nam?
- A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.
- B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.
- C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.
-
D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.
Câu 14: Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?
-
A. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.
- B. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề.